• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

FTA Việt Nam - EFTA: ‘Chìa khóa’ mở rộng thương mại với thị trường Na Uy

Hiệp định FTA giữa Việt Nam và EFTA mở ra cơ hội lớn cho hàng Việt tại Na Uy, nơi người tiêu dùng chuộng sản phẩm xanh, minh bạch.

Từ giá cả sang giá trị: Người tiêu dùng Na Uy thay đổi như thế nào?

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương sau khi Hội nghị đối thoại công - tư với chủ đề "Tiềm năng thị trường khối EFTA trong bối cảnh đàm phán và ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EFTA" tổ chức tại Đà Nẵng chiều 21/7, bà Nguyễn Thị Hoàng Thuý – Vụ trưởng, Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển kiêm nhiệm Na Uy, Đan Mạch, Iceland và Latvia cho biết, Na Uy là một trong những thị trường tiềm năng của Việt Nam tại Bắc Âu. Song, hành vi tiêu dùng tại Na Uy đang có những chuyển dịch căn bản và mang tính dài hạn. Xu hướng đầu tiên là “chuyển dịch từ giá cả sang giá trị đạo đức”. Người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến mức giá mà đặc biệt để ý đến nguồn gốc, quy trình sản xuất, tính bền vững và đạo đức lao động của sản phẩm.

Thuỷ sản là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Na Uy (Ảnh: Vasep)

Thuỷ sản là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Na Uy (Ảnh: Vasep)

Một gói hạt điều từ Việt Nam nếu có chứng nhận công bằng thương mại, sử dụng bao bì tái chế và truy xuất được đến tận nông hộ, có thể được lựa chọn thay vì sản phẩm rẻ hơn nhưng không minh bạch” - bà Thúy dẫn chứng.

Song song đó là xu hướng siết chặt các tiêu chuẩn môi trường. Từ năm 2024, nhiều nhà nhập khẩu lớn tại Na Uy đã yêu cầu đo lường phát thải carbon trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Các yếu tố như nguồn năng lượng, loại bao bì, lượng nước sử dụng hay phương tiện vận chuyển đều cần minh bạch.

Bên cạnh đó, xu hướng tiêu dùng chậm, lựa chọn sản phẩm thủ công, truyền thống, mang bản sắc văn hóa đang hồi sinh mạnh mẽ. Theo bà Thúy, người dân Na Uy sẵn sàng chi trả cao cho những sản phẩm có ‘linh hồn’. Ví dụ, sản phẩm trà, nếu trên bao bì có in câu chuyện về nghệ nhân làm trà, có mã QR dẫn tới video quy trình thu hái, và sản phẩm đó thể hiện được sự “chân thực” mà người tiêu dùng Na Uy đang tìm kiếm có thể sẽ bán được giá cao. Đó là điều mà một sản phẩm rẻ tiền, sản xuất công nghiệp hàng loạt không thể cạnh tranh được.

Một thay đổi quan trọng khác là xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Na Uy, giống nhiều nước châu Âu khác, đang tìm cách giảm phụ thuộc vào một số thị trường truyền thống. Việt Nam, nhờ môi trường chính trị ổn định, lực lượng lao động chất lượng và năng lực sản xuất đa dạng, đang được nhìn nhận là một đối tác thay thế đầy tiềm năng.

Na Uy hiện nhập khẩu tới 80% hàng tiêu dùng. Bà Thúy cho rằng, đây là cơ hội lớn cho các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh như: thủy sản, thực phẩm chế biến, may mặc, đồ gỗ nội thất, hàng thủ công, nông sản hữu cơ…

Tuy nhiên, để bước vào phân khúc trung - cao cấp, các sản phẩm cần được tái cấu trúc về thiết kế, bao bì, truy xuất và thông điệp. “ hội rất lớn đang nằm ở những sản phẩm “có chất lượng, có chứng nhận, nhưng cũng có linh hồn”. Nhiều sản phẩm xuất khẩu hiện nay dừng lại ở mức “đạt chuẩn” nhưng chưa kể được câu chuyện riêng. Đây chính là điểm yếu cũng như cơ hội” - bà Thuý cho biết.

Đáng chú ý, các doanh nghiệp Na Uy không chỉ nhập hàng, mà muốn hợp tác thiết kế sản phẩm, đặc biệt trong lĩnh vực may mặc bền vững, đồ gia dụng sinh thái và thực phẩm bản địa. Với năng lực gia công và khả năng linh hoạt, doanh nghiệp Việt hoàn toàn có thể chuyển từ vai trò “xưởng gia công” sang “đối tác thiết kế chiến lược”.

Ba thách thức lớn cần vượt qua

Tuy đầy tiềm năng, thị trường Na Uy cũng có những rào cản không nhỏ.

Thứ nhất là mâu thuẫn giữa tư duy cạnh tranh bằng giá và yêu cầu về bền vững, minh bạch. “Sản phẩm giá rẻ nhưng không có chứng nhận, không truy xuất, hoặc thiếu trách nhiệm với môi trường và người lao động thì dù chất lượng có tốt cũng khó đi xa tại Na Uy” - bà Thúy nhấn mạnh.

Thứ hai là thiếu đầu tư vào hồ sơ sản phẩm, truy xuất số và thương hiệu. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn sử dụng catalog PDF, giao tiếp qua email đơn giản, không có website tiếng Anh, không có bộ hồ sơ ESG (Môi trường - Xã hội - Quản trị). Điều này khiến đối tác khó đánh giá năng lực và giảm cơ hội hợp tác.

Thứ ba là hạn chế về logistics và pháp lý. Việt Nam chưa có tuyến vận tải biển trực tiếp tới Na Uy, hàng thường phải trung chuyển qua châu Âu, gây tăng chi phí và rủi ro. Ngoài ra, do Na Uy không thuộc EU, nên nhiều doanh nghiệp nhầm lẫn trong thủ tục, dẫn tới sai sót về kiểm dịch, khai báo hay thuế.

Trong bối cảnh đó, Hiệp định FTA giữa Việt Nam và khối EFTA, theo bà Thúy, là cơ hội chiến lược để tháo gỡ nhiều rào cản.

Khi Hiệp định này có hiệu lực, rất nhiều dòng thuế sẽ được xóa bỏ hoặc giảm sâu, đồng thời các thủ tục công nhận tiêu chuẩn kỹ thuật, truy xuất nguồn gốc và bảo hđầu tư sẽ trở nên thuận lợi hơn”, bà Thuý cho biết. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp Việt giảm chi phí, tăng tính chủ động, rút ngắn chuỗi trung gian và thúc đẩy hợp tác trực tiếp với đối tác Na Uy.

Để doanh nghiệp Việt khai thác tốt thị trường Na Uy, bà Thúy đã đưa ra một số khuyến nghị cụ thể.

Trước hết là xây dựng “hồ sơ số minh bạch”, gồm website tiếng Anh, video giới thiệu, mã QR truy xuất và bộ hồ sơ ESG. Việc này không tốn nhiều chi phí nếu làm đúng, nhưng là điều kiện cơ bản để lọt qua ‘vòng lọc đầu tiên’ của nhà nhập khẩu.

Tiếp theo, cần phát triển các cụm hàng hóa chuyên biệt như “Vietnam Clean Seafood”, “Vietnam Green Interiors”, “Vietnam Ethical Textiles”… để chia sẻ nền tảng chứng nhận, logistics và quảng bá chung.

Cuối cùng, nên cân nhắc mô hình hợp tác ba bên: doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam, nhà nhập khẩu tại Na Uy và đối tác logistics tại trung tâm châu Âu. Cách tiếp cận này vừa rút ngắn khoảng cách vận chuyển, vừa linh hoạt trong xử lý đơn hàng nhỏ. Đây là một đặc điểm phổ biến tại Na Uy.

Na Uy không phải là thị trường đông dân hay dễ tính. Nhưng đây lại là nơi mà sản phẩm có trách nhiệm, có câu chuyện, có bản sắc được trân trọng và sẵn sàng trảgiá cao”, bà Thúy kết luận.

Với tư duy dài hạn, sự đầu tư nghiêm túc và niềm tin vào giá trị thực, doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể xây dựng chỗ đứng vững chắc tại thị trường Na Uy - một thị trường “kén chọn”, nhưng biết trân trọng những giá trị chân thực.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...