• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ngành dệt may có thể phục hồi mạnh tại EU và Mỹ trong năm 2022?

Theo Tổng cục Hải quan, trong quý I/2022, dệt may là nhóm hàng có đóng góp nhiều nhất tới 1,4 tỷ USD vào tăng xuất khẩu của cả nước và có mức tăng so với cùng kỳ cao nhất kể từ năm 2012 đến nay. Đây là động lực cho các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may, da giày của Việt Nam.

Cụ thể, trong tháng 3, xuất khẩu hàng dệt may đạt 3 tỷ USD, tăng 48% so với tháng trước. Tính chung quý I/2022, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 8,6 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước.

Trong quý I/2022, Mỹ tiếp tục là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất từ Việt Nam với trị giá đạt 4,3 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 50,3% tổng trị giá xuất khẩu hàng dệt may của cả nước.Tiếp theo là thị trường EU (27) với 896 triệu USD, tăng 31%; Nhật Bản với 771 triệu USD, giảm 3%; Hàn Quốc với 754 triệu USD, tăng 7%...

5806-detmay

Ảnh minh họa

CTCK Mirae Asset cho rằng nhu cầu ở các thị trường chính như Mỹ, EU tiếp tục tăng trưởng trong bối cảnh cuộc sống trở lại bình thường sẽ là động lực cho ngành dệt may năm 2022.

Ngoài ra, các FTA tiếp tục hỗ trợ xuất khẩu. Trong đó với CPTPP, năm 2022 là năm thứ 4 kể từ khi hiệp định có hiệu lực ở 8/11 nước thành viên hiệp định, trong đó có các thị trường quan trọng của dệt may Việt Nam như Australia, Nhật Bản, Canada.

Song hành với dệt may, xuất khẩu giày dép cũng đạt kết quả ấn tượng. Cụ thể, xuất khẩu giày dép các loại trong tháng 3 đạt hơn 2 tỷ USD, tăng gần 50% so với tháng trước.

Lũy kế quý I/2022, kim ngạch xuất khẩu giày dép của cả nước đạt 5,3 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2021.

Mỹ và EU tiếp tục là hai thị trường chính nhập khẩu nhóm hàng giày dép các loại của Việt Nam trong quý I/2022 với trị giá và tốc độ tăng so với quý I/2021 lần lượt là 2,25 tỷ USD, tăng 17,5% và 1,3 tỷ USD, tăng 19%.

Tính chung, giá trị nhóm hàng giày dép xuất khẩu sang Mỹ và EU đạt 3,5 tỷ USD, chiếm 67% tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.

Ngành dệt may có thể phục hồi mạnh tại EU và Mỹ trong năm 2022?

Trong báo cáo ngành dệt may 2022, CTCK Mirae Asset đánh giá triển vọng ngành dệt may ở thị trường lớn là Mỹ, EU.

Cụ thể, 2 tháng đầu năm, xuất khẩu hàng dệt may ước đạt 5,8 tỷ USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó xuất khẩu sang Mỹ đạt 2,8 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ và chiếm gần 50% kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may.

5808-detmay1

Ảnh minh họa

Mirae Asset kỳ vọng xuất khẩu hàng may mặc vào Mỹ năm 2022 có thể đạt 18 tỷ USD trong năm nay, tương ứng với mức tăng gần 17%, trong bối cảnh tăng trưởng GDP Mỹ đạt 5,7% trong năm 2021 và hoạt động bán lẻ thời trang ghi nhận tăng trưởng mạnh trong quý IV/2021.

Còn tại thị trường EU, Mirae Asset cho rằng xuất khẩu may mặc Việt Nam vào EU trong năm 2022 tiếp tục duy trì ở mức quanh 3 tỷ Euro mặc dù nền kinh tế khu vực này ghi nhận mức tăng trưởng mạnh 5,2% trong năm 2021, trở về quy mô cuối năm 2019 và hoạt động bán lẻ hàng thời trang tiếp tục phục hồi.

Trước đó, năm 2021, xuất khẩu hàng quần áo, thời trang sang thị trường này đạt gần 2,8 tỷ Euro, duy trì ở mức đi ngang so với trung bình giai đoạn 2016-2020 là 2,8 tỷ Euro.

Với việc thuế nhập khẩu của hầu hết mặt hàng Việt Nam thuộc chương 61 và 62 chỉ được xóa bỏ dần theo lộ trình tối thiểu 4 năm, hiện tại, hàng may mặc Việt Nam vẫn chưa thực sự được ưu đãi về thuế suất như với các đối thủ cùng phân khúc như Bangladesh.

Ngoài các thị trường lớn như Mỹ, EU, xuất khẩu dệt may sang Nhật Bản, Hàn Quốc cũng có tín hiệu khả quan.

Mirae Asset cho rằng nhu cầu ở các thị trường chính sẽ tiếp tục tăng trưởng trong bối cảnh cuộc sống trở lại bình thường sẽ là động lực cho ngành dệt may năm 2022.

Ngoài ra, các FTA tiếp tục hỗ trợ xuất khẩu. Trong đó với CPTPP, năm 2022 là năm thứ 4 kể từ khi hiệp định có hiệu lực ở 8/11 nước thành viên hiệp định, trong đó có các thị trường quan trọng của dệt may Việt Nam như Australia, Nhật Bản, Canada.

Hầu hết các mặt hàng may mặc sẽ được hưởng thuế suất nhập khẩu bằng 0% từ năm nay, đây là một động lực lớn hỗ trợ giá trị xuất khẩu của hàng may mặc Việt Nam.

Với EVFTA, mặc dù hiện tại phần lớn sản phẩm may mặc, thời trang của Việt Nam vẫn phải chịu thuế nhập khẩu vào EU, nhưng thuế suất được giảm dần theo từng năm cũng sẽ hỗ trợ và tăng dần khả năng cạnh tranh về giá của hàng Việt Nam ở EU.

Với RCEP, hiệp định bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2022 giúp các công ty dệt may có thêm lựa chọn liên quan đến quy tắc xuất xứ để hưởng ưu đãi thuế khi xuất khẩu sang các nước RCEP, trong đó có các thị trường trọng điểm như Hàn Quốc, Nhật Bản.

Thu Uyên (Tổng hợp)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...