|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Dấu ấn Phân bón Cà Mau tại Đồng bằng sông Cửu Long

Những năm qua, thương hiệu Phân bón Cà Mau đã thực thi và đạt được nhiều kết quả đáng tự hào với hai sứ mệnh quan trọng là “Người nuôi dưỡng” và phụng sự cộng đồng.

Sứ mệnh “Người nuôi dưỡng”

Khi nói đến phân bón sử dụng trong mùa vụ, bà con thường nhắc đến những sản phẩm của Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, Phân bón Cà Mau), một thương hiệu đã gắn bó với người nông dân hơn 11 năm qua. Phân bón Cà Mau được đông đảo bà con sử dụng bởi sản phẩm chất lượng, hiệu quả cao. Ngoài ra, bà con còn được hỗ trợ kỹ thuật canh tác tiên tiến, cung cấp kiến thức nông nghiệp chuyên sâu, góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả nông nghiệp.

Bên cạnh đó, bà con nông dân còn có cơ hội trải nghiệm trọn vẹn quy trình sản xuất phân bón cao cấp ngay tại Nhà máy Đạm Cà Mau và Nhà máy NPK Cà Mau, 2 nhà máy hiện đại, quy mô lớn, sử dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường, nhịp độ sản xuất liên tục để phục vụ cho nông nghiệp nước nhà.

Dấu ấn Phân bón Cà Mau tại Đồng bằng sông Cửu Long

Nông dân tham quan Nhà máy Đạm Cà Mau.

Phân bón Cà Mau được đánh giá cao khi tiên phong tổ chức đưa gần 2.500 bà con nông dân tham quan Nhà máy để nắm bắt quy trình sản xuất, mục sở thị hệ thống máy móc đồ sộ nhập khẩu từ châu Âu. Nhà máy ứng dụng kỹ thuật tiên tiến từ Đan Mạch, Italy, Nhật Bản, đặc biệt là công nghệ NPK Cà Mau polyphosphate được sản xuất trên nền Urea hóa lỏng và dây chuyền hiện đại của nhà bản quyền Espindesa (Tây Ban Nha). Từ chế biến tạo hạt đến đóng bao là một quy trình chi tiết, hoàn chỉnh, đảm bảo độ mịn tan nhanh và không cô đặc, tạo yếu tố N cao và P hữu hiệu cao.

Tại Đồng bằng sông Cửu Long, không khó để bắt gặp số lượng lớn các sản phẩm của Phân bón Cà Mau trong các đại lý phân bón. Thậm chí, có nhiều đại lý còn phân phối đến 70% các sản phẩm từ thương hiệu Phân bón Cà Mau. Ông Trần Văn Minh, Công ty TNHH MTV Trần Văn Phước, xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng cho biết, hiện tại cửa hàng đang kinh doanh nhiều loại phân bón trong nước và nhập khẩu. Trong đó, phân bón nhập khẩu chiếm 30%; 70% phân bón nội địa còn lại là sản phẩm từ Phân bón Cà Mau. Đây cũng là thương hiệu phân bón được bà con đón nhận nhiều nhất, bởi dễ sử dụng, chất lượng tốt và giá cả ổn định. Theo ông Minh, bà con nông dân nơi đây rất chuộng sản phẩm của Phân bón Cà Mau vì đạt năng suất cao, hiệu quả cho cây trồng, hạt to đều dễ sử dụng, nên việc kinh doanh phân bón trong nước cũng thuận tiện hơn.

Cũng là đại lý phân phối chính phân bón trong nước, bà Trịnh Mỹ Hà, Công ty TNHH Thuận Phát, xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng chia sẻ rằng, cửa hàng của bà kinh doanh nhiều sản phẩm trong nước và nhập khẩu nước ngoài. Sản phẩm nhập khẩu chủ yếu là DAP và Kali, chiếm 40% tổng số sản phẩm tại cửa hàng. Sản phẩm phân bón trong nước, cửa hàng phân phối cho các thương hiệu như Phân bón Cà Mau, Đầu Trâu, Con Cò. Trong đó, Phân bón Cà Mau chiếm 50% sản phẩm trong nước, đây cũng là phân bón được bà con nông dân yêu thích và sử dụng nhiều nhất bởi tính hiệu quả, chất lượng của sản phẩm, giá cả ổn định và có nhiều chương trình hỗ trợ nông dân, đại lý.

Ông Huỳnh Quốc Hùng, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Cà Mau cho biết, theo thống kê của Hội, xu hướng chung hiện nay là bà con sử dụng nhiều phân bón của Phân bón Cà Mau, cùng một số sản phẩm khác trong nước. Trong đó, Phân bón Cà Mau luôn chiếm tỷ lệ khoảng từ 50-70%. Bên cạnh cung cấp sản phẩm phân bón chất lượng, Phân bón Cà Mau đã hỗ trợ 4 mô hình trình diễn sử dụng NPK Cà Mau trên đồng ruộng có công thức cho bà con học tập. Sau thời gian áp dụng các giải pháp canh tác do kỹ sư của Phân bón Cà Mau tư vấn cùng việc sử dụng NPK Cà Mau, các hộ đều đạt được năng suất cao hơn so với các hộ lân cận và so với vụ thu hoạch các năm trước.

Dấu ấn Phân bón Cà Mau tại Đồng bằng sông Cửu Long

Ông Huỳnh Quốc Hùng cùng đại diện hợp tác xã tham quan mô hình trình diễn sử dụng NPK Cà Mau trên đồng ruộng.

Sứ mệnh phụng sự cộng đồng

Song song với hoạt động sản xuất kinh doanh, Phân bón Cà Mau dành sự quan tâm đặc biệt cho an sinh xã hội toàn diện, với ngân sách hàng năm dành cho hoạt động này lên đến gần 100 tỷ đồng; từ hỗ trợ bà con nông dân tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai, đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng, cầu giao thông nông thôn, nhà Đại đoàn kết, bệnh viện, các công trình trường học và chương trình khuyến học cho trẻ em ở các vùng khó khăn, triển khai chương trình “Vì một Việt Nam xanh”, góp phần cải thiện chất lượng không khí và bảo vệ môi trường...

Dấu ấn Phân bón Cà Mau tại Đồng bằng sông Cửu Long

Chuỗi hoạt động an sinh xã hội của PVCFC tại Cà Mau bao gồm trồng cây, trao tặng học bổng và tặng nhà Đại đoàn kết.

“Vì một Việt Nam xanh” là chương trình an sinh xã hội trọng tâm của Phân bón Cà Mau, hướng đến mục tiêu trồng 300.000 cây xanh trong giai đoạn 2022-2025. Trong giai đoạn 2022-2023, Công ty đã hoàn thành việc trồng 100.000 cây xanh. Đây cũng là bước đi thiết thực khẳng định quyết tâm của Công ty trong lộ trình cùng quốc gia đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050, đồng thời thực hiện các mục tiêu ESG - bộ 3 tiêu chuẩn để đo lường những yếu tố liên quan đến định hướng, hoạt động phát triển bền vững của doanh nghiệp, mà Công ty đã cam kết triển khai.

Song song với hoạt động trồng cây, trong năm 2024, Phân bón Cà Mau đã tặng hàng chục nhà Đại đoàn kết, hàng trăm suất học bổng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, đạt thành tích tốt trong học tập tại Đồng bằng sông Cửu Long. Phân bón Cà Mau còn tham gia xây dựng cầu giao thông nông thôn, bệnh viện, trường học, tặng thiết bị y tế, kịp thời tặng bồn nước cho bà con vùng hạn mặn...

Dấu ấn Phân bón Cà Mau tại Đồng bằng sông Cửu Long

Phân bón Cà Mau tài trợ 2 tỷ đồng xây dựng cầu giao thông nông thôn tại tỉnh Đồng Tháp.

Thông qua những kế hoạch dài hạn, áp dụng công nghệ hiện đại và cam kết xã hội vững chắc, Phân bón Cà Mau đang xây dựng một hình mẫu doanh nghiệp không chỉ thành công về kinh tế, mà còn đi đầu trong đồng hành nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng. Sứ mệnh này không chỉ là trách nhiệm mà còn là niềm tự hào của một thương hiệu Việt Nam.

N. Hiển


Tác giả: Sứ mệnh “Người nuôi dưỡng”
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết