Một số sự kiện ngân hàng nổi bật tuần qua
Tuần làm việc trước nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương (10/3) ghi nhận nhiều sự kiện được dư luận quân tâm của các ngân hàng: VietinBank, VPBank, Techcombank, Eximbank,…
Một số sự kiện ngân hàng nổi bật trong tuần (Ảnh minh họa) |
* Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) dự kiến sẽ dùng toàn bộ 9,624 lợi nhuận giữ lại sau khi trích lập các quỹ năm 2021để chia cổ tức bằng cổ phiếu. Nếu chia cổ tức thành công, vốn điều lệ của VietinBank sẽ tăng thêm khoảng 20%, lên xấp xỉ 57.700 tỷ đồng.
* Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPbank) dự kiến tăng vốn lên trên 79.300 tỷ đồng thông qua hai đợt trong năm 2022, phát hành cho cổ đông hiện hữu và phát hành riêng lẻ cho cổ đông ngoại. Ngân hàng nàycũng lên kế hoạch mua lại CTCP Bảo hiểm OPES, có vốn điều lệ 550 tỷ đồng.
* Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an vừa có văn bản gửi 8 ngân hàng về việc phối hợp cung cấp hồ sơ mở tài khoản, sao kê tài khoản, sổ phụ tài khoản, chứng từ giao dịch... để phục vụ công tác điều tra trong vụ án "Thao túng thị trường chứng khoán".
Theo đó, danh sách các ngân hàng được liệt kê như sau: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank); Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank); Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank); Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPbank); Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV); Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB); Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) đề nghị phối hợp cung cấp hồ sơ mở tài khoản, sao kê tài khoản, sổ phụ tài khoản, chứng từ giao dịch để phục vụ công tác điều tra vụ án liên quan đến Tập đoàn FLC.
* Kết quả chuyển nhượng cổ phiếu STB đã dẫn tới làm giảm thu nhập của Eximbank, do đó Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu ngân hàng này phải giải trình với đại hội đồng cổ đông. Nếu không được thống nhất, các tổ chức, cá nhân có liên quan phải chịu trách nhiệm bồi hoàn số tiền hơn 6,3 tỷ đồng.
* Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) dự kiến tăng vốn điều lệ từ 15.817 tỷ đồng lên 21.090 tỷ đồng thông qua việc phát hành cổ phiếu phổ thông từ nguồn vốn chủ sở hữu cho cổ đông hiện hữu.
* Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cho biết giai đoạn 2022-2026 sẽ đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu và tài sản tồn đọng thông qua việc triển khai quyết liệt các giải pháp thu hồi nợ, kết hợp quản trị rủi ro. Dự kiến chậm nhất đến năm 2023, Sacombank sẽ hoàn tất xử lý toàn bộ các vấn đề tồn đọng thuộc Đề án, qua đó chính thức hoàn thành trước hạn đã được NHNN phê duyệt.
Hoàng Quyên