Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB): Ông Dominic Scriven rời khỏi vị trí Thành viên Hội đồng quản trị
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa có quyết định của HĐQT về việc xác nhận ông Dominic Timothy Charles Scriven đương nhiên mất tư cách thành viên Hội đồng quản trị ngân hàng nhiệm kỳ 2018 – 2023.
Theo đó, HĐQT ghi nhận có văn bản của cổ đông Dragon Financial Holdings Limited (DFH) đề ngày 22/6/2022 về việc hủy bỏ ủy quyền cho ông Dominic Timothy Charles Scriven (thành viên HĐQT của ACB nhiệm kỳ 2018 – 2023) đại diện phần vốn góp của DFH tại ACB, có hiệu lực từ ngày 30/6/2022.
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) |
Đồng thời có văn bản của ông Dominic đề ngày 22/6 về việc thông báo ông không còn là đại diện phần vốn góp của DFH tại ACB.
Căn cứ vào quy định tại điểm d, khoản 1, điều 35 Luật các tổ chức tín dụng, HĐQT ACB xác nhận ông Dominic Timothy Charles Scriven thuộc trường hợp đương nhiên mất tư cách thành viên HĐQT.
Về biến động nhân sự cấp cao, ngay đầu năm nay, ACB đã bổ nhiệm ông Từ Tiến Phát giữ chức vụ Tổng giám đốc nhiệm kỳ 2022 – 2025 thay cho ông Đỗ Minh Toàn, người đã nắm giữ vị trí này 9 năm kể từ năm 2012. Không lâu sau, ông Nguyễn Khắc Nguyện, Giám Đốc Khối Quản Trị Nguồn Nhân Lực ACB cũng được bổ nhiệm vào vị trí Phó Tổng Giám Đốc ACB.
Năm 2022, ACB đặt mục tiêu tổng tài sản và tiền gửi đều tăng 11% so với kết quả đạt được trong năm 2021, tương ứng 588.187 tỷ đồng và 421.897 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế năm 2022 kỳ vọng tăng trưởng 25% và lên 15.018 tỷ đồng.
Dư nợ cho vay của ACB dự kiến đạt 398.299 tỷ đồng theo chỉ tiêu được Ngân hàng Nhà nước giao và sẽ được điều chỉnh cao hơn khi có sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%.
Quý I/2022 trích lập dự phòng 2.300 tỷ đồng
Cụ thể, tín dụng đến hết quý I/2022 tăng 5,2% so với đầu năm, huy động tăng 1,6%. Tỷ lệ CASA đạt 27% tại thời điểm cuối quý I/2022.
Mảng dịch vụ và bảo hiểm đều tăng trưởng tốt. Thu nhập ngoài lãi đạt khoảng 1.300 tỷ đồng, bancasurance dẫn đầu thị trường. Hiện tỷ lệ CASA của ngân hàng khoảng 24%, với lợi thế về ngân hàng số, mục tiêu cuối năm CASA khoảng 28 - 29% là khả thi.
Trong năm nay ngân hàng phấn đấu tăng trưởng tín dụng đạt 16% (đầu năm Ngân hàng Nhà nước giao chỉ tiêu 10%), phí dịch vụ và banca cũng sẽ tăng trưởng tốt.
Tỷ lệ nợ xấu cải thiện hơn chỉ ở mức 0,74%, bao phủ nợ xấu khoảng 200%. Vừa qua, ACB có trích lập dự phòng khoảng 2.300 tỷ đồng do ảnh hưởng của Covid -19.
Đầu năm 2022, tình hình khách hàng cơ cấu đã cải thiện tốt từ 27.000 tỷ đồng cơ cấu trong năm 2021, đến quý I/2022 chỉ còn 15.000 tỷ đồng, từ đó hy vọng mức hoàn nhập dự phòng sẽ tốt hơn trong năm nay.
Tuy nhiên, trong quý I/2022, tình hình nợ xấu cải thiện về còn 0.74%. Năm qua, tình hình dịch bệnh căng thẳng, nhưng quý I/2022 đã cải thiện tốt, ACB tự tin đã cải thiện nợ xấu dưới 1%. Dự phóng cũng không xấu hơn mức trích lập dự phòng tăng thêm.
Theo ông Từ Tiến Phát, Tổng giám đốc ACB, nếu tình hình khả quan thì khoản này sẽ hoàn nhập và tạo ra một khoảng thu nhập bất thường cho ACB trong năm nay.
Đánh giá về quản trị rủi ro, ông Phát cho biết, ở mảng ngân hàng, từng ngân hàng có khẩu vị rủi ro khác nhau. Riêng với ACB, khẩu vị rủi ro phải đảm bảo tuân thủ cho toàn hàng, do đó sẽ không có ý kiến của một cá nhân nào, vì phải đảm bảo cho khẩu vị chung của cả ngân hàng.
Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin về giá khác mà nhiều người quan tâm được liên tục cập nhật như: #Tỷ giá ngoại tệ #giá vàng #Giá xăng dầu hôm nay #giá hồ tiêu hôm nay #giá heo hơi hôm nay #giá cà phê #cập nhật bảng giá điện thoại. Kính mời độc giả đón đọc.
Đức Chiến