• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phó Chủ tịch HĐQT SeABank muốn mua vào 2,8 triệu cổ phiếu SSB

Kết phiên giao dịch ngày 6/7, giá cổ phiếu SSB dừng ở 31.400 đồng/cp. Ước tính với giá trị này, bà Nga sẽ phải chi ra gần 88 tỷ đồng cho giao dịch trên.

Phó Chủ tịch HĐQT SeABank muốn mua vào 2,8 triệu cổ phiếu SSB

Phó Chủ tịch HĐQT SeABank muốn mua vào 2,8 triệu cổ phiếu SSB

Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE), Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã: SSB), bà Nguyễn Thị Nga đã đăng ký mua 2,8 triệu cổ phiếu của ngân hàng.

Giao dịch dự kiến thực hiện từ 11/7-8/8 theo phương thức thoả thuận hoặc khớp lệnh. Nếu giao dịch thành công, số cổ phiếu mà bà Nga nắm giữ tại SeABank sẽ nâng lên thành 68,1 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ sở hữu là 3,439% vốn điều lệ ngân hàng.

Kết phiên giao dịch ngày 6/7, giá cổ phiếu SSB dừng ở 31.400 đồng/cp. Ước tính với giá trị này, bà Nga sẽ phải chi ra gần 88 tỷ đồng cho giao dịch trên.

Phó Chủ tịch HĐQT SeABank muốn mua vào 2,8 triệu cổ phiếu SSB
Diễn biến giá cổ phiếu SSB thời gian gần đây (Nguồn: TradingView)

Vào giữa tháng 6, SeABank đã chốt danh sách cổ đông được nhận thêm cổ phiếu theo phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức đã được đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 thông qua.

Cụ thể, ngân hàng sẽ phát hành 211,4 triệu cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 12,7%. Nguồn vốn để thực hiện là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của ngân hàng tính đến cuối năm 2021 là 2.212 tỷ đồng, trong đó số tiền tối đa có thể sử dụng sau khi đã trích lập các quỹ là 1.117 tỷ đồng.

Ngoài ra, ngân hàng cũng dự kiến phát hành 109,7 triệu cổ phiếu với tổng giá trị 1.097 tỷ đồng để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu với tỷ lệ 6,6%. Trong đó, nguồn vốn thực hiện phát hành cổ phiếu là thặng dư vốn cổ phần là 810 tỷ đồng và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ là 287 tỷ đồng.

Tăng vốn điều lệ lên 16.598 tỷ đồng năm 2022

Năm 2022 là năm phát triển mạnh mẽ trong chiến lược phát triển 2020 - 2025 của SeABank. Việc tăng vốn điều lệ là một dấu mốc quan trọng trong kế hoạch và định hướng, giúp Ngân hàng có đủ tiềm lực để thực hiện các mục tiêu: triển khai chiến lược hội tụ số, đầu tư mạnh mẽ cho công nghệ, số hóa toàn diện các quy trình vận hành trong hoạt động tín dụng, thanh toán, dịch vụ khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ…, qua đó mang lại hiệu quả hoạt động và giao dịch, gia tăng trải nghiệm và đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của mọi khách hàng.

Ngoài ra, kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 16.598 tỷ đồng lên 22.690 tỷ đồng trong năm 2022 của SeABank cũng vừa được thông qua trong Đại hội đồng Cổ đông thường niên tổ chức ngày 21/4/2022. Theo đó, SeABank dự kiến phát hành 211.400.000 cổ phiếu (tương đương tỷ lệ 12,7%) để trả cổ tức năm 2021 và phát hành 109.700.000 cổ phiếu (tương đương tỷ lệ 6,6%) để tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu. Như vậy, dự kiến mỗi cổ đông của SeABank sẽ được nhận cổ tức bằng cổ phiếu và cổ phiếu tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu với tổng tỷ lệ gần 20%.

Ngân hàng cũng dự kiến phát hành 59.400.000 cổ phiếu cho CBNV theo phương án ESOP 2022; đồng thời, tùy theo điều kiện phù hợp với mục tiêu đề ra, SeABank dự kiến chào bán riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài hoặc chào bán cho cổ đông hiện hữu 228.700.000 cổ phiếu.

Kết thúc Quý I/2022, SeABank đã đạt được kết quả khả quan, tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ 2021 với lợi nhuận trước thuế 1.306,4 tỷ đồng, tăng trưởng 87,1%; Tổng tài sản 231.222 tỷ đồng; Tổng thu thuần đạt hơn 2.322 tỷ đồng, tăng 61,28%; Thu thuần từ dịch vụ đạt 274,21 tỷ đồng, tăng 122,65%. Đồng thời, thu thuần ngoài lãi (NOII) của Ngân hàng cũng ghi nhận con số tăng trưởng ấn tượng 126,47%, đạt 757,8 tỷ đồng. Đặc biệt, tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) tiếp tục giảm mạnh xuống mức 28,32%, đảm bảo đúng theo định hướng kinh doanh của Ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu (NPL) duy trì ổn định ở mức 1,64%.

Anh Khôi

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...