• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Indonesia dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ vào tuần tới

Gặp nhiều phản ứng trong nước, Chính phủ Indonesia bãi bỏ lệnh xuất khẩu dầu cọ. Đây là tin tốt cho Việt Nam, nơi nhập khẩu rất nhiều sản phẩm dầu cọ Indonesia.

Ngày 19/5, Tổng thổng Indonesia Joko Widodo (Jokowi) công bố nước này sẽ bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu các sản phẩm dầu cọ (bao gồm cả dầu CPO và dầu ăn) kể từ ngày 23/5, theo Bộ Công Thương.

Theo tổng thống Jokowi, việc nước này cho phép xuất khẩu trở lại các sản phẩm dầu cọ dựa trên cở sở nguồn cung dầu ăn đã dồi dào và giá bán dầu ăn tại thị trường nội địa giảm về mức 17.200 -17.600 Rp/lít (1.18 - 1,21 USD/lít).

2000-giadau

Indonesia bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ (Ảnh minh họa)

Chính phủ Indonesia sẽ tiếp tục theo dõi tình hình thị trường dầu ăn trong nước nhằm đảm bảo nguồn cung với giá cả hợp lý. Đồng thời, mở rộng điều tra và truy tố đối tượng liên quan tới vụ việc thao túng thị trường dầu ăn trong nước, gây tổn hại cho người dân.

Theo thương vụ Việt Nam tại Indonesia, chính phủ Indonesia đã phải nhượng bộ do hậu quả mà lệnh cấm này mang, khi giá thu mua cọ nguyên liệu giảm mạnh, thấp hơn giá thành sản xuất, gây phản ứng mạnh mẽ của nông dân trồng cọ…

Bên cạnh đó, năng lực chứa dầu của Indonesia (khoảng 6 triệu lít) gần chạm đỉnh khi đầu tháng 5 đã đạt tới ngưỡng 5,8 triệu lít. Nếu Indoneisa không cho xuất khẩu trở lại vào cuối tháng 5 sẽ không đủ chỗ chứa.

Trong khi đó, theo Hiệp hội Dầu cọ Indonesia ngành dầu cọ nước này sẽ phải ngừng hoạt động vào tháng giữa tháng 6 nếu lệnh cấm xuất khẩu tiếp tục được duy trì.

Chính phủ Indonesia cũng chịu sức ép gia tăng từ Quốc hội nước này yêu cầu phải xem xét lại quyết định cấm xuất khẩu dầu cọ khi ngày càng nhiều nghị sĩ bày tỏ sự phản đối do những tổn thất mà lệnh câm mang lại đối với người lao động trong ngành dầu cọ cũng như các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất khẩu dầu.

Trước đó, Thương vụ Việt Nam tại Indonesia đã khuyến cáo doanh nghiệp Việt Nam cần khẩn trương liên hệ với các các đối tác xuất khẩu Indonesia để tìm giải pháp cho các đơn hàng giao sau ngày 28/4, nếu có.

Theo dõi chặt chẽ các thông tin cập nhật về chính sách, quản lý điều hành liên quan tới mặt hàng dầu cọ thô CPO và dầu ăn tại trang tin điện tử Bộ Thương mại Indonesia (www.kemendag.go.id), Hiệp hội Dầu cọ Indonesia (www.gapki.id) hoặc thông qua Thương vụ Việt Nam tại Indonesia.

Indonesia là một trong những thị trường cung ứng dầu, mỡ thực vật lớn của Việt Nam với giá trị nhập khẩu nhóm hàng này trong năm 2021 lên tới 711 triệu USD.

Theo Hiệp hội dầu cọ Indonesia, ngành dầu cọ của của nước này sẽ phải ngừng hoạt động vào tháng giữa tháng 6 nếu lệnh cấm xuất khẩu tiếp tục được duy trì.

Sức ép với chính phủ Indonesia càng gia tăng khi Quốc hội yêu cầu xem xét lại quyết định cấm xuất khẩu dầu cọ bởi lệnh này mang lại tổn thất cho người lao động, doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu dầu cọ.

Theo cơ quan thống kê của Indonesia, sản lượng dầu cọ của Indonesia sản xuất trong năm 2021 đạt gần 47 triệu tấn trong khi nhu cầu tiêu dùng trong nước chỉ ở mức 18,5 triệu tấn.

Xuất khẩu dầu cọ và các sản phẩm dầu cọ đạt hơn 34 triệu tấn, tương đương 35 tỷ USD, không biến động nhiều về lượng và tăng tới 52% so với năm 2020.

Năm 2022, Indonesia dự kiến tổng sản lượng dầu cọ dự kiến đạt 53,8 triệu tấn, tăng 4,87% so với năm 2021. Trong đó, tiêu thụ dầu trong nước khoảng 20,6 triệu tấn, xuất khẩu khoảng 33,2 triệu tấn.

Trước đó, lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ của Indonesia làm 'nóng' thị trường dầu thực vật. Theo James Fry, chủ tịch công ty tư vấn LMC, dầu cọ là loại dầu thực vật được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới và Indonesia chiếm 35% tổng xuất khẩu toàn cầu. Mặc dù các nhà chức trách Indonesia cho biết lệnh cấm xuất khẩu của nước này được đưa ra nhằm “hạ nhiệt” giá trong nước và hạn chế tình trạng khan hiếm hàng. Song Philippe Chalmin, giáo sư kinh tế tại Đại học Paris-Dauphine, Pháp, nói rằng động thái này "đến vào thời điểm tồi tệ nhất".

Ông giải thích việc tăng giá đã bắt đầu từ năm 2021 và tình hình càng trở nên trầm trọng hơn do căng thẳng Ukraine. Không giống như các loại hạt có dầu khác, quả cọ không dự trữ được sau khi hái, mà phải được chế biến ngay lập tức. Ông Fry cho biết hệ thống dự trữ dầu cọ của Indonesia, vốn đã có trữ lượng đáng kể, hiện đang chịu sức ép.

Mặc dù giá dầu thực vật, cùng với nhiều mặt hàng nông sản khác, đã tăng trong nhiều tháng, nhưng nhu cầu vẫn chưa có dấu hiệu chậm lại.

Dầu cọ, được sử dụng nhiều trong thực phẩm chế biến như mì gói và bánh nướng, cũng có mặt trong các sản phẩm tiêu dùng khác, chẳng hạn như các mặt hàng chăm sóc cá nhân và mỹ phẩm.

Trong ngắn hạn, loại hạt có dầu duy nhất có thể giúp giảm bớt tình trạng căng thẳng trên thị trường dầu thực vật là đậu tương. Mỹ và Brazil (Bra-xin), hai nhà xuất khẩu đậu tương hàng đầu thế giới, vẫn còn dự trữ sẵn sàng, nhưng nguồn cung từ các quốc gia này sẽ chỉ có tác động nhẹ đến giá dầu ăn.

Tháng trước, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) thông báo diện tích trồng đậu tương dự kiến sẽ tăng 4% so với năm 2021, trong khi diện tích ngô sẽ giảm với mức tương đương. Trong khi đó, nhà xuất khẩu hạt cải dầu hàng đầu thế giới Canada ngày 26/4 cho biết dự kiến sẽ giảm 7% diện tích đất trồng dành cho hạt cải dầu biến đổi gien được sử dụng trong chế biến dầu hạt cải.

Các nhà phân tích và kinh tế học cho rằng cần phải có chính sách công liên quan đến cuộc khủng hoảng lương thực, vì ngoài thực phẩm, dầu thực vật cũng được sử dụng rộng rãi trong nhiên liệu sinh học.

Minh Phương

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...