• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Mỹ: Fed thông báo chưa tăng lãi suất

Văn phòng Chính phủ vừa có công văn số 572/VPCP-KTTH gửi các bộ, cơ quan trung ương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, yêu cầu khẩn trương phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư công năm 2022 đã được giao theo đúng quy định.

Đêm 26/1, sau khi kết thúc kì họp kéo dài 2 ngày, Fed đã thông báo về việc giữ mức lãi suất chủ chốt từ 0 – 0,25%, trái với dự đoán sẽ tăng lãi suất như ban đầu. Đồng thời, Fed cũng cho biết họ có kế hoạch nâng lãi suất từ tháng 3 trong bối cảnh lạm phát tăng cao và thị trường việc làm ổn định.

Từ hồi tháng 3/2020, khi kinh tế nước này bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, Fed đã điều chỉnh lãi xuất xuống còn từ 0 – 0,25% để thúc đẩy tiêu dùng.

Theo nhận định của Fed, các chỉ số về hoạt động kinh tế và việc làm tiếp tục được củng cố. Các lĩnh vực bị ảnh hưởng bất lợi nhất bởi đại dịch COVID-19 đã được cải thiện trong những tháng gần đây song lại đang phải đối mặt với các đợt dịch mới. Trong khi đó, việc làm đã tăng ổn định trong những tháng gần đây và tỷ lệ thất nghiệp đã giảm đáng kể.

“Với lạm phát trên 2% và thị trường lao động phục hồi mạnh mẽ, chúng tôi kỳ vọng tới thời điểm thích hợp để tăng lãi suất.” – Cơ quan này tuyên bố. Chủ tịch của Fed – ông Jerome Powell cho biết, có thể lãi suất sẽ tăng vào cuộc họp tháng 3 với các điều kiện thích hợp. Ông Powell cũng cảnh báo nguy cơ lạm phát cao vẫn tiếp tục.

Ông Powell cho rằng đà phục hồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới đủ mạnh để “gồng gánh” chi phí đi vay cao hơn. Theo ông Powell, có nhiều dư địa để tăng lãi suất mà không đe dọa đến thị trường lao động.

Cơ quan này cũng cho biết họ sẽ ngừng mua trái phiếu vào đầu tháng 3 – một trong những điều kiện để tăng lãi suất. Ngân hàng trung ương của Mỹ cũng báo hiệu việc nới lỏng các hạn chế về nguồn cung nhằm giảm tốc độ lạm phát.

Trước đó, cơ quan này đã thông báo họ sẽ ngừng mua trái phiếu sớm hơn dự định – bắt đầu từ tháng 3 thay vì tháng 6. Họ cho biết, tình trạng lạm phát không còn là tình trạng “tạm thời” khi đã kéo dài trong nhiều tháng, cao hơn nhiều so với mục tiêu dài hạn là 2%. Giá cả đã tăng 7% vào năm 2021, tốc độ cao nhất kể từ năm 1982.

Việc tăng lãi suất có thể làm chậm lại nhu cầu của người tiêu dùng và kiềm chế lạm phát. Biện pháp tăng lãi suất của Fed cũng có thể khiến lãi vay tín dụng cao hơn, các cá nhân và doanh nghiệp sẽ tiêu dùng một cách hợp lý hoặc đầu tư ít hơn, làm giảm áp lực đối với nguồn cầu và từ đó giảm lạm phát.

Tuy nhiên, việc ngân hàng trung ương tăng lãi suất làm dấy nên lo ngại quá trình phục hồi kinh tế sẽ bị chậm lại và ảnh hưởng đến thị trường lao động.

Ngân hàng trung ương cũng cho rằng đường đi của nền kinh tế Mỹ tiếp tục phụ thuộc vào diễn biến đại dịch Covid-19.

Mỹ: Fed thông báo chưa tăng lãi suất

Những tiến bộ về tiêm chủng và sự nới lỏng hạn chế nguồn cung dự kiến sẽ hỗ trợ hoạt động kinh tế và việc làm cũng như giảm lạm phát. Các rủi ro đối với triển vọng kinh tế vẫn còn, bao gồm cả các biến thể mới của Covid-19.

Trong khi đó, Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) tìm cách đạt được việc làm và lạm phát tối đa ở mức 2% trong dài hạn, và để đạt được mục tiêu này FOMC đã quyết định giữa phạm vi lãi suất ở mức 0-0,25%.

Phản ứng trước thông tin từ Fed về một đợt có thể tăng lãi suất, trong phiên giao dịch 26/1, thị trường chứng khoán Mỹ hầu hết đi xuống. Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 0,4% xuống 34.168,09 điểm. Chỉ số tổng hợp S&P 500 giảm 0,2% xuống 4.349,93 điểm, trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq đi ngang.

Từ đầu tháng 1 đến nay, chứng khoán Mỹ đã chịu tổn thất nặng nề phần lớn là do mối lo ngại bắt nguồn từ việc Fed xoay trục sang hướng thắt chặt chính sách tiền tệ để đối phó với đà tăng của lạm phát, trước những nút thắt trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Không chỉ thị trường chứng khoán Mỹ biến động, thị trường chứng khoán thế giới cũng chứng kiến sự giảm mạnh, trong đó có thị trường chứng khoán Việt Nam. Mở cửa phiên sáng 27/1, các chỉ số chứng khoán của Việt Nam đã giảm mạnh. Nhóm cổ phiếu VN30 có tới 26 mã giảm giá, trong khi chỉ có 4 mã tăng giá trong khi nhóm cổ phiếu ngân hàng diễn biến phân hóa với sắc xanh, đỏ đan xen. Đến 9h30, VN-Index giảm gần 8 điểm, HNX-Index giảm hơn 1 điểm, trong khi UPCOM-Index đang dao động quanh mốc tham chiếu.

Tại nhóm cổ phiếu chứng khoán, các mã cũng chìm trong sắc đỏ. Nhóm cổ phiếu bất động sản cũng không khá hơn, khi hầu hết các mã ở chiều giảm giá. Tích cực nhất là nhóm cổ phiếu dầu khí. Theo đó, thời tại nhóm này không có mã nào ở chiều giảm giá. Các mã BSR, OIL, PLX, PVD, PVC, PVS… đều ở chiều tăng giá.

Thu Thủy

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết