Tiết lộ nóng mức lương tại BIG4 kiểm toán: Kiếm tiền núi không khó, có vị trí "đặc quyền" của người giỏi với mức lương gần 10 tỷ
Mức lương khủng như vậy, thảo nào nhiều bạn trẻ ước mơ chinh phục BIG4 sau khi tốt nghiệp.
BIG 4 trong lĩnh vực kiểm toán bao gồm bốn công ty kiểm toán lớn nhất thế giới, đó là: Deloitte, PricewaterhouseCoopers (PwC), Ernst & Young (EY) và KPMG. Chúng được biết đến với việc cung cấp các dịch vụ kiểm toán, thuế và tư vấn, và là nơi làm việc mong muốn của nhiều sinh viên và chuyên gia bởi cơ hội phát triển nghề nghiệp, đào tạo chuyên sâu và môi trường làm việc quốc tế. Chúng tạo ra cơ hội làm việc với các doanh nghiệp hàng đầu và thường xuyên cập nhật các xu hướng mới nhất trong lĩnh vực tài chính và kinh doanh.
Không dừng lại ở đó, BIG4 còn được biết đến là nơi có chế độ đãi ngộ lương thưởng rất tốt cho sinh viên. Vậy nên đối với nhiều sinh viên, việc vào được BIG4 kiểm toán là mục tiêu hàng đầu sau khi tốt nghiệp đại học.
Mức lương cụ thể ra sao?
Để giải đáp thắc mắc này, trang managementconsulted.com đã thống kê mức lương của 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới tại 4 thành phố lớn tại Mỹ là: New York, Chicago, Dallas và Seattle theo cập nhật mới nhất năm 2024.
1. Vị trí Associate (Cộng sự)
2. Vị trí Senior Associates (Cộng sự cao cấp)
ở
3. Vị trí Manager (Quản lý)
4. Vị trí Senior Manager (Quản lý cao cấp)
5. Vị trí Managing Director (Giám đốc điều hành)
Những yếu tố tác động đến mức lương của của nhân viên BIG4?
Mức lương ở các công ty BIG4 kiểm toán có thể thay đổi đáng kể tùy thuộc vào quốc gia, kinh nghiệm làm việc, và vị trí công việc cụ thể của nhân viên.
Ở các quốc gia phát triển như Mỹ hoặc các nước châu Âu, mức lương cơ bản cho một nhân viên mới ra trường có thể bắt đầu từ 40.000 đến 60.000 USD mỗi năm, trong khi đó ở các quốc gia đang phát triển, con số này có thể thấp hơn đáng kể. Tuy nhiên, các chuyên gia với kinh nghiệm và các chứng chỉ chuyên nghiệp như CPA (Certified Public Accountant) có thể nhận được mức lương cao hơn nhiều.
Vị trí công việc cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức lương. Ví dụ, một kiểm toán viên (auditor) hay kế toán viên (accountant) ở cấp độ vào nghề sẽ có mức lương khởi điểm khác biệt so với một cố vấn tài chính (financial advisor) hay một chuyên gia thuế (tax consultant) có kinh nghiệm. Các vị trí quản lý và cấp cao hơn như đối tác (partner) hoặc giám đốc (director) sẽ có mức lương cao hơn nhiều do trách nhiệm và tác động lớn hơn đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Bên cạnh đó, kinh nghiệm làm việc cũng đóng một vai trò quan trọng. Một nhân viên mới có thể bắt đầu với mức lương khởi điểm nhưng sau vài năm, với việc tích lũy kinh nghiệm và nâng cao kỹ năng, họ có thể đàm phán để nhận được mức lương cao hơn. Nhìn chung, mức lương tăng theo cấp bậc và kinh nghiệm, đồng thời phản ánh mức độ đóng góp và giá trị mà một nhân viên mang lại cho công ty.
Tổng hợp
Theo Đông