• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Giá hồ tiêu hôm nay 18/5/2022: Thị trường giao dịch ảm đạm

Giá hồ tiêu hôm nay tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương, giao dịch từ 73.000 - 76.500 đồng/kg. Theo Cục Xuất nhập khẩu, trong tháng 4, giá tiêu thị trường nội địa giảm do ảnh hưởng bởi tình hình bán hàng ảm đạm trong khi nguồn cung lớn.

Giá tiêu hôm nay tại Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 73.000 đồng/kg. Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đồng Nai có giá thu mua ở mức 73.500 đồng/kg; Đắk Nông, Đắk Lắk có giá 74.500 đồng/kg; Bình Phước thu mua ở mức 75.500 đồng/kg và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 76.500 đồng/kg.

Theo Cục Xuất nhập khẩu, trong tháng 4, giá tiêu thị trường nội địa giảm do ảnh hưởng bởi tình hình bán hàng ảm đạm trong khi nguồn cung lớn. Theo đó, giá hạt tiêu đen giảm từ 1.000 - 1.500 đồng/kg so với cuối tháng 3, xuống mức thấp nhất 76.000 đồng/kg tại tỉnh Gia Lai; mức cao nhất 79.000 đồng/kg tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

0527-giahotieu

Ảnh minh họa

Tại các tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông, giá tiêu được ghi nhận ở mức 77.000 đồng/kg; tại tỉnh Đồng Nai ở mức 76.500 đồng/kg.

Như vậy, tính trong 4 tháng đầu năm, giá tiêu giảm khoảng 6%, từ mốc trên 81.000 đồng/kg.

Hiện tại, nhiều nơi đã thu hoạch xong trên 80% vụ tiêu năm nay. Điều này tạo nên áp lực nguồn cung dồi dào. Bên cạnh đó, tồn kho trong dân vẫn còn nhiều.

Theo bà Hoàng Thị Liên, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), trước đó, hiệp hội báo cáo với Tổ chức Hồ tiêu Quốc tế (IPC) sản lượng hồ tiêu Việt Nam năm 2022 là 162.000 giảm 10% so với niên vụ 2022. Tuy nhiên, con số này chỉ là tạm thời do thời điểm báo cáo chưa thu hoạch xong và qua khảo sát cho thấy tồn kho của dân còn nhiều và cao hơn so với ước tính ban đầu.

Bên cạnh áp lực nguồn cung lớn, việc tiêu thụ khó khăn, nhất là đối với thị trường Trung Quốc cũng đang yếu lực cản đối với giá tiêu trong thời gian qua.

Tính chung trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu được 79.410 tấn hồ tiêu các loại, thu về 369,7 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái, lượng xuất khẩu giảm 15,5% tương đương 14.611 tấn, tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu tăng 29,2% tương đương 83,6 triệu USD.

Riêng thị trường Trung Quốc, lượng tiêu xuất khẩu chỉ đạt 209 tấn trong tháng 4. Đây là lượng nhập khẩu hồ tiêu ít nhất trong vòng 4 năm trở lại đây. Điều này khiến tổng lượng tổng lượng xuất khẩu sang thị trường trong tháng 4 chỉ khoảng 2.347 tấn, giảm 87,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Việc tắc nghẽn ở các cửa khẩu, thắt chặt việc đi lại tại thị trường nội địa Trung Quốc khi phát hiện ca dương tính sẽ làm cho việc tiêu thụ hồ tiêu của Trung Quốc giảm xuống.

Năm 2021, Trung Quốc là khách hàng lớn thứ hai của ngành tiêu Việt Nam, sau Mỹ với tỷ trọng khoảng 15%. Tuy nhiên, bước sang năm 2022, vị thế của thị trường này tụt xuống thứ 8 và tỷ trọng chỉ còn khoảng 3%.

Chuyên gia đánh giá, kỳ vọng các hoạt động xuất nhập khẩu sẽ sớm bình thường trở lại để Việt Nam tiếp tục giữ được vị thế của nhà sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu hàng đầu thế giới.

Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) Hoàng Thị Liên nhận định, cơ hội, tiềm năng xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian tới là rất lớn. Khó khăn lớn nhất hiện nay là các tiêu chí về dư lượng, với sản phẩm gia vị là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón. Hai vấn đề này, thị trường EU đặt tiêu chí rất cao và mở rộng ngày càng nhiều, mức độ cũng ngày càng chặt chẽ hơn.

Về thị trường gia vị Việt xuất khẩu nói chung, dù đã có một số doanh nghiệp xuất khẩu xây dựng được thương hiệu riêng nhưng nhận thức về thương hiệu của thị trường EU đối với các mặt hàng gia vị tiêu chuẩn còn thiếu. Trong khi đó, các doanh nghiệp thiếu các thủ tục phù hợp để tăng năng lực ngành và bán hàng hóa tại EU tạo ra công suất toàn ngành mạnh mẽ.

4 tháng đầu năm, xuất khẩu hạt tiêu sang EU đạt 14 nghìn tấn, tương đương 73 triệu USD, tăng 16% về lượng và tăng 65% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

Hạ Vy

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...