Tỷ giá USD hôm nay 19/4/2022: Tiếp tục tăng giá
Tỷ giá USD hôm nay 19/4/2022 tiếp tục lên giá so với yen Nhật trước sự khác biệt về chính sách tiền tệ giữa hai nước.
Tỷ giá USD hôm nay 19/4/2022 |
USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác, điều chỉnh về xuống 0,01% về mức 100,77 theo ghi nhận lúc 07h (giờ Việt Nam), sau khi đã đạt mức cao nhất trong hai năm vào cuối tuần trước.
Tỷ giá euro so với USD tăng nhẹ 0,03% lên mức 1,0785. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD tăng 0,02% ở mức 1,3014. Tỷ giá USD so với yen Nhật tăng 0,11% ở mức 127,13, tiếp tục tuần lên giá thứ bảy trong hai tháng qua.
Theo Investing, đồng USD hôm nay có điều chỉnh trở lại sau khi đã tăng cao hơn vào thứ Hai, dù không nhiều, cùng chiều với lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ cao hơn do các nhà đầu tư đang chuẩn bị cho đợt tăng lãi suất nửa điểm phần trăm trong năm nay từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Khối lượng giao dịch trong ngày thấp do các thị trường như Hồng Kông, Châu Âu, Úc và New Zealand vừa đóng cửa nghỉ lể Phục sinh.
Juan Perez, giám đốc giao dịch ngoại hối ở Monex USA, Washington, cho biết khi Fed thực hiện kế hoạch thắt chặt tiền tệ, đồng USD sẽ phải giảm giá trong những giai đoạn như vậy, tuy nhiên hiện tại không có nhiều khả năng đồng USD sẽ đi xuống. Động lực hỗ trợ các đồng tiền toàn cầu bây giờ có thể là tin tức về việc các cầu cảng không bị đóng cửa nhưng hiện tại là không có.
Thị trường tương lai lãi suất của Mỹ xác định khoảng 96% khả năng Fed sẽ tăng 50 điểm cơ bản tại cuộc họp chính sách vào tháng tới, như vậy là khoảng 215 điểm cơ bản tổng mức tăng, hỗ trợ đáng kể cho đồng USD.
Đồng USD đã đạt mức cao nhất trong hai thập kỷ so với yen Nhật ngay cả trong ngày nghỉ lễ càng làm nổi bật sự tương phản trong chính sách tiền tệ giữa Fed và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản. Đồng yen Nhật đã giảm xuống mức thấp nhất trong hai thập kỷ là 126,795 trong đầu giờ phiên châu Á, trước khi Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Haruhiko Kuroda và Bộ trưởng Tài chính Shunichi Suzuki lên tiếng lo ngại và khiến nó phục hồi về 126,25. Mức thấp hôm qua đã chứng kiến đồng yen yếu hơn gần 10% so với mức hồi đầu tháng 3. Nó đã giảm gần 2% so với đồng USD vào tuần trước, đánh dấu tuần giảm thứ sáu liên tiếp.
Win Thin, trưởng nhóm chiến lược tiền tệ tại BBH Global Currency Strategy, nhận định rằng sự phân kỳ chính sách tiền tệ này so với các nước khác của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản khi vẫn giữ lập trường cực kỳ ôn hòa trong nới lỏng sẽ khiến đồng yen tiếp tục suy yếu và nếu có sự can thiệp thì có thể ít gây tác động lâu dài.
Marios Hadjikyriacos, nhà phân tích ngoại hối cấp cao tại XM, cho rằng ngày càng có nhiều đồn đoán về sự can thiệp của ngoại hối để cứu đồng yen, mặc dù điều đó có vẻ khó xảy ra. Nhật Bản sẽ phải can thiệp một mình vì người Mỹ và châu Âu sẽ không đồng ý làm suy yếu đồng tiền của họ trong môi trường lạm phát như hiện nay.
So với đồng euro, đồng USD vẫn ở gần mức cao nhất trong hai năm, được hỗ trợ bởi những phát ngôn về việc thắt chặt tiền tệ từ các quan chức Fed. Trên khắp Đại Tây Dương, đồng euro còn bị ảnh hưởng bởi sự thiếu rõ ràng về thời điểm Ngân hàng Trung ương châu Âu tăng lãi suất trong khu vực đồng tiền chung. Hôm nay euro có ghi nhận sự điều chỉnh nên dao động quanh mức 1,0785, sau khi chạm mức thấp nhất của tuần trước là 1,0758, một mức chưa từng thấy kể từ tháng 4/2020.
Trong các loại tiền tệ khác, đồng đô la Úc giảm xuống mức thấp nhất trong một tháng và gần đây ghi nhận giảm 0,3% ở mức 0,7368 so với đồng USD.
Lâm Tuyền