• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Áp thuế chống bán phá giá mật ong Việt Nam cần khách quan, công bằng

Ngày 17 tháng 02 năm 2022, Bộ Công Thương nhận được thông tin từ tỉnh Lào Cai và Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Côn Minh, Trung Quốc về việc huyện Hà Khẩu (Trung Quốc) thông báo ngừng hoạt động nhập khẩu hàng hoá do phát hiện ca nhiễm Covid-19 trong nội địa.

Tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, chiều ngày 17/2/2022, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ công bố mức thuế chống bán phá giá sơ bộ dự kiến lên tới 400% đối với sản phẩm mật ong của Việt Nam, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, ngày 7/12/2021, đại diện Bộ Công Thương Việt Nam đã có ý kiến về việc này.

người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng

Theo bà Lê Thị Thu Hằng, Việt Nam mong muốn thúc đẩy quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ phát triển tích cực, trong đó hợp tác kinh tế - thương mại theo hướng hài hòa lợi ích và bền vững. Việt Nam sẵn sàng và thường xuyên trao đổi với Hoa Kỳ thông qua các cơ chế hiện có như Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA) để tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư song phương, kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ vì lợi ích của nhân dân hai nước.

Về việc Hoa Kỳ áp dụng mức thuế chống bán phá giá dự kiến như trên đối với mật ong của Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng cho rằng, sẽ tác động hết sức tiêu cực đối với ngành nuôi ong của Việt Nam. Đồng thời gây tác động bất lợi đến ngành trồng trọt của Việt Nam trong đó ong nuôi giúp thụ phấn hoa. Mặt khác, việc này chắc chắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công ăn việc làm, sinh kế của nhiều gia đình nuôi ong và nông dân, chủ yếu ở khu vực phía Nam và Tây Nguyên của Việt Nam.

Hiện Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đang tiến hành trao đổi với phía Mỹ ở các cấp khác nhau để giải quyết vụ việc, đề nghị các biện pháp của phía Hoa Kỳ trong vấn đề này phải trên cơ sở khách quan, công bằng, theo đúng quy định của WTO, không gây thiệt hại vô lý cho người nuôi ong và doanh nghiệp Việt Nam”- bà Hằng nêu rõ.

Trước đó, tháng 5/2021, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã có thông báo chính thức khởi xướng điều tra chống bán phá giá (CBPG) đối với sản phẩm mật ong có xuất xứ từ một số nước, trong đó có Việt Nam. Cuối năm 2021, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) công bố mức thuế chống bán phá giá sơ bộ đối với mặt hàng mật ong Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này là 412,49%. Đây là mức thuế cao gấp đôi so với mức thuế mà Hiệp hội các nhà sản xuất mật ong Hoa Kỳ đề xuất ban đầu là 207%. Cùng với Việt Nam, 4 nước khác gồm: Brazil, Ấn Độ, Ukraine, Argentina cũng nằm trong danh sách các nước bị áp thuế xuất khẩu mật ong lần này.

Nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu mật ong Việt Nam, ngay khi nhận được thông tin về nguy cơ Hoa Kỳ điều tra vụ việc, Bộ Công Thương đã thu thập dữ liệu, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Hội Nuôi ong Việt Nam triển khai các hoạt động cung cấp thông tin, chia sẻ quy định pháp luật, kinh nghiệm xử lý các vụ việc liên quan đến Hoa Kỳ, giải đáp thắc mắc và khuyến nghị một số hoạt động ứng phó cho các doanh nghiệp.

Theo Hội Xuất khẩu mật ong Việt Nam, trong 30 năm xuất khẩu sang Hoa Kỳ, số lượng không ngừng tăng lên. Năm 2020, Việt Nam xuất khẩu gần 50 nghìn tấn mật ong sang Hoa Kỳ. Trong sản lượng của cả nước, riêng Hoa Kỳ chiếm tới 95% cho thấy vị trí của thị trường Hòa Kỳ với mật ong Việt Nam là rất quan trọng. Còn theo số liệu của Hải quan Hoa Kỳ, kim ngạch xuất khẩu mật ong của Việt Nam vào thị trường này đạt khoảng 50,7 nghìn tấn năm 2020, chiếm khoảng 25,8% tổng lượng nhập khẩu mật ong của Hoa Kỳ.

Hoa Quỳnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết