Việt Nam – New Zealand: Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt 2 tỷ USD năm 2024
Chủ trì cuộc làm việc với đại diện các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ chiều ngày 15/3, nhằm rà soát công tác chuẩn bị tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn đầu tiên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khoá XV, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị các Bộ trưởng và đại biểu Quốc hội cố gắng cùng làm sáng tỏ vấn đề, để sau chất vấn và trả lời chất vấn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành kết luận, nghị quyết với các giải pháp đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn, tạo chuyển biến trong các lĩnh vực.
Tại buổi tiếp, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển tích cực trong quan hệ hai nước thời gian qua, nhấn mạnh trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, hai nước không ngừng duy trì trao đổi và tiếp xúc cấp cao, đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư.
Thủ tướng đề nghị New Zealand tạo điều kiện hơn nữa cho hàng hóa của Việt Nam tiếp cận thị trường New Zealand (Ảnh: Báo Chính phủ) |
Về kinh tế, Việt Nam và New Zealand là hai nền kinh tế tương đối có tính bổ trợ lẫn nhau. New Zealand có nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm điện tử, sản phẩm may mặc, da giày, sản phẩm gỗ, nông sản nhiệt đới, thuỷ sản... trong khi Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu từ New Zealand các mặt hàng như sữa nguyên liệu và sản phẩm sữa, rượu vang, thịt cừu, trái cây, gỗ nguyên liệu, nguyên phụ liệu dệt may, da giầy.
Thủ tướng đề nghị New Zealand tạo điều kiện hơn nữa cho hàng hóa của Việt Nam tiếp cận thị trường New Zealand nhằm phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt 2 tỷ USD vào năm 2024.
Thủ tướng đánh giá cao việc hai bên đã ký kết Chương trình hành động triển khai quan hệ Đối tác chiến lược giai đoạn 2021 – 2024; đề nghị hai bên phối hợp thực hiện chương trình hành động, đưa hợp tác hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, rộng mở và thực chất hơn; trước mắt là nối lại trao đổi đoàn cấp cao và các cấp khi điều kiện cho phép, triển khai định kỳ các cơ chế hợp tác theo hình thức linh hoạt, kể cả trực tuyến, phục hồi và thúc đẩy hơn nữa hợp tác giáo dục, du lịch, văn hóa xã hội khi mở cửa biên giới.
Nhân dịp này, Thủ tướng cũng bày tỏ cảm ơn Chính phủ New Zealand Luôn quan tâm và dành ưu tiên viện trợ ODA để Việt Nam thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, tập trung vào các lĩnh vực New Zealand có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu như nông nghiệp và phát triển nông thôn, phát triển nguồn nhân lực, quản lý và ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu, xóa đói giảm nghèo.
Thủ tướng cũng bày tỏ mong muốn New Zealand tiếp tục duy trì và tăng số lượng học bổng của Chính phủ New Zealand (NZAID) cho Việt Nam hằng năm, tiếp tục thực hiện chương trình bồi dưỡng tiếng Anh (ELTO) cho cán bộ thuộc cơ quan bộ, ngành của Việt Nam.
Về hợp tác phòng chống Covid-19, Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn New Zealand đã hỗ trợ Việt Nam 30,000 liều vắc xin AstraZeneca (9/2021), cũng như có nhiều đóng góp đối với công cuộc ứng phó với Covid-19 tại khu vực Đông Nam Á; đề nghị New Zealand tăng cường hỗ trợ Việt Nam cũng như ASEAN trong việc tiếp cận nguồn vắc xin và trang thiết bị y tế phòng dịch, tích cực giúp Việt Nam đẩy mạnh các hoạt động phục hồi kinh tế.
Thủ tướng mong Chính phủ New Zealand tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho công dân Việt Nam tại New Zealand sinh sống và làm việc trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp, cũng như hỗ trợ người Việt Nam an toàn trở về nước khi có nhu cầu.
Đại sứ Tredene Dobson cũng khẳng định sẽ nỗ lực hết mình để thúc đẩy quan hệ hai nước trong thời gian tới, đặc biệt là thực hiện Chương trình hành động triển khai quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam – New Zealand giai đoạn 2021 – 2024; tiếp tục hỗ trợ Việt Nam về phòng chống dịch và phục hồi, phát triển kinh tế xã hội; thúc đẩy quan hệ thương mại, kinh tế mang tính bổ trợ cho nhau giữa hai nước. Bà Đại sứ cũng bày tỏ mong muốn Lãnh đạo hai nước sẽ sớm thăm nhau trong thời gian thuận tiện.
Trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế, hai bên thống nhất tiếp tục ủng hộ bảo vệ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước Luật Biển (UNCLOS 1982); tích cực tham gia, đóng góp vào hợp tác vì hòa bình, ổn định và an ninh ở Biển Đông nói riêng và khu vực nói chung