• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

10 năm thi hành Luật Hợp tác xã: Chuyển biến mạnh cả về lượng và chất

Với thủ đoạn tinh vi là tạo lập nhiều trang web, rồi tổ chức quảng cáo kêu gọi đầu tư để chiếm đoạt tài sản của người tham gia, nhóm đối tượng trong đường dây này đã lừa đảo hàng nghìn người với số tiền hàng tỉ đồng.

Chuyển biến tích cực

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Luật HTX năm 2012 được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2012, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2013, là khung pháp lý cơ bản cho việc thành lập, tổ chức và hoạt động của khu vực HTX. Sau hơn 10 năm thực hiện, các HTX bước đầu thể hiện chuyển biến về số lượng, chất lượng và hiệu quả.

Hiệu quả sau 10 năm thi hành Luật Hợp tác xã

Sau 10 năm thực thi Luật HTX năm 2012, kinh tế tập thể có nhiều chuyển biến tích cực

Cụ thể, năm 2021 cả nước có 27.445 HTX, liên hiệp HTX, tăng khoảng 41% so với năm 2013; số lao động thường xuyên duy trì khoảng 1,1-1,2 triệu lao động/năm. Doanh thu, lợi nhuận của HTX tăng dần qua các năm. Năm 2020, doanh thu bình quân đạt 4,3 tỷ đồng/HTX, lợi nhuận bình quân đạt 314 triệu đồng/HTX, tương ứng tăng 61% và 88% so với năm 2013. Những năm gần đây, thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong HTX tăng và ngày càng thu hẹp khoảng cách so với thu nhập bình quân của lao động khu vực doanh nghiệp, từ mức 44,6 triệu đồng/người/năm, bằng 44,8% mức thu nhập của lao động trong khu vực doanh nghiệp năm 2017 đã tăng lên 52,8 triệu đồng/năm và đạt 47,3% tương ứng năm 2019.

Chính sách hỗ trợ của Nhà nước dành riêng cho khu vực KTTT, HTX đã và sẽ bước đầu được triển khai sâu rộng thông qua Chương trình hỗ trợ phát triển KTTT, HTX giai đoạn 2015-2020 và 2021-2025, các Đề án xây dựng các mô hình thí điểm HTX kiểu mới. Kinh phí thực hiện các chương trình này được lồng ghép vào các chương trình mục tiêu quốc gia, vốn đầu tư công, vốn sự nghiệp nguồn ngân sách Nhà nước. Trong đó, kết quả nổi bật giai đoạn 2013-2021 là đã hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng hơn 360.000 lượt cán bộ, thành viên HTX; hỗ trợ hơn 7.000 HTX xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, khoảng 6.000 HTX ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ; khoảng 3.300 HTX tham gia các chương trình mục tiêu, phát triển kinh tế - xã hội; hỗ trợ HTX tiếp cận vốn vay ưu đãi và Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX với doanh số cho vay gần 51 nghìn tỷ đồng; hỗ trợ thành lập mới cho hơn 8.200 HTX. Năm 2020 và 2021, Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp và HTX bị khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19 như: Miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp 30%, khoanh nợ, giãn nợ...

Hiệu quả sau 10 năm thi hành Luật Hợp tác xã

Nhiều chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, HTX gặp khó khăn được thực thi trong 2 năm 2020-2021

Bộ máy quản lý và tổ chức thực hiện quản lý Nhà nước về KTTT, HTX được củng cố, tăng cường hơn ở các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương. Năm 2017, Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển KTTT, HTX được thành lập ở trung ương, 63/63 tỉnh, thành phố và ở một số huyện. Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký trực tuyến HTX hoạt động từ ngày 28/5/2019, được liên thông với hệ thống đăng ký thuế, giúp rút ngắn thời gian đăng ký còn 3-5 ngày làm việc. Công tác hợp tác quốc tế được thúc đẩy. Nhiều tổ chức quốc tế đã rất quan tâm đến phát triển khu vực HTX để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững, xóa đói giảm nghèo, triển khai nhiều dự án hỗ trợ cho HTX và đã mang lại kết quả tích cực, nhận thức, trình độ của thành viên HTX và người dân được nâng lên, nắm bắt được tình hình phát triển phong trào HTX trên thế giới.

Hướng tới xây dựng mô hình HTX hiệu quả

Mặc dù đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thực hiện Luật HTX gần 10 năm qua đã cho thấy không ít các hạn chế, bất cập đến từ các quy định của các văn bản pháp luật, cũng như từ quá trình tổ chức triển khai thi hành luật. Cụ thể, về tính thống nhất, hiệu lực của các quy định và tổ chức thi hành Luật HTX năm 2012, có nhiều quy định đã lạc hậu, gây mâu thuẫn, chồng chéo, cản trở sự phát triển của HTX. Chưa kể, sau khi Luật HTX năm 2012 được ban hành, đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi, bổ sung như: Bộ Luật Dân sự năm 2015; Luật Đất đai năm 2013; Luật Chuyển giao công nghệ; Luật Doanh nghiệp; Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa…

Một bất cập nữa là, chưa quy định thống nhất các tổ chức kinh tế hợp tác và các tổ chức đại diện HTX trong một luật chung. Nhiều tổ hợp tác hoạt động kinh tế, đông thành viên, được hưởng chính sách hỗ trợ của nhà nước như các HTX nhưng không phải đăng ký thành lập, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật HTX mà theo Bộ luật Dân sự, gây khó khăn trong quản lý nhà nước và thiếu định hướng phát triển. Đối tượng Liên đoàn HTX tồn tại phổ biến trên thế giới nhưng chưa được quy định trong Luật HTX ở nước ta, chưa phù hợp với xu hướng phát triển của phong trào HTX trên thế giới. Vị trí, vai trò của Liên minh HTX chưa rõ ràng.

Có nhiều quy định hạn chế sự gia nhập, hoạt động và mở rộng thị trường của HTX như: Chưa có các quy định “mở” cho nhiều đối tượng có thể tham gia HTX, như các đối tượng dưới 18 tuổi, người khuyết tật, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; chưa có quy định về các thành viên liên kết; quy định về hồ sơ đăng ký phải có phương án sản xuất kinh doanh, danh sách đầy đủ các thành viên gây phiền hà, mất thêm chi phí, thời gian cho HTX; quy định bó hẹp HTX chỉ được duy nhất một người đại diện theo pháp luật; chưa có quy định tổ chức đại hội thành viên, biểu quyết trong Đại hội thành viên HTX theo các hình thức trực tuyến, điện tử...

Những bất cập trên, ngoài các nguyên nhân khách quan do sự phát triển vũ bão của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, diễn biến ngày càng phức tạp của biến đổi khí hậu và dịch bệnh, tình hình phức tạp của kinh tế, chính trị, xã hội trên thế giới, tác động của sự hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ của đất nước,... nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu, do một số quy định Luật HTX năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành bị lạc hậu, chưa phù hợp với nhiều quy định pháp luật khác và yêu cầu thực tiễn ở nước ta hiện nay. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục còn yếu, chưa thường xuyên, chưa có hệ thống. Giáo dục, đào tạo chính quy nguồn nhân lực cho khu vực KTTT, HTX còn bỏ trống; phương thưc sản xuất, buôn bán tự do, nhỏ lẻ đã trở thành thói quen trong tư duy sản xuất của người dân. Đa số năng lực và trình độ về quản trị của các HTX của nước ta chưa cao, tính hợp tác, tin cậy giữa các thành viên còn thấp. Các HTX cũng chưa đẩy mạnh ứng cụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý nhà nước cũng như quản trị HTX phù hợp với xu hướng phát triển.

Nhằm khắc phục những bất cập trên, hướng tới xây dựng mô hình kinh tế HTX hiệu quả, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, bên cạnh tiếp tục triển khai các giải pháp: Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, đào tạo thường xuyên, có hệ thống; xây dựng các mô hình HTX hiệu quả, liên kết chuỗi giá trị, ứng dụng khoa học kỹ thuật; triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho khu vực KTTT, HTX… thì giải pháp sửa đổi Luật HTX năm 2012 trong thời gian tới có ý nghĩa quan trọng, mang tính đột phá. Đây cũng là giải pháp quan trọng, nhằm đạt được mục tiêu tạo hành lang pháp lý thông thoáng, bảo đảm và phát huy đặc trưng, nguyên tắc cơ bản của HTX, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức kinh tế hợp tác phát triển năng động, hiệu quả, bền vững, thực sự là thành phần quan trọng trong nền kinh tế.

Trên cơ sở những tồn tại và hạn chế sau 10 năm thực hiện Luật HTX năm 2012, Ban Chỉ đạo Đổi mới, phát triển KTTT, HTX đã đề xuất Chính phủ, Quốc hội xem xét đưa dự án Luật HTX sửa đổi vào Chương trình xây dựng luật và pháp lệnh của Quốc hội trong năm 2022-2023.
Nguyễn Hòa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết