Khuyến nghị mua cổ phiếu OCB (Ngân hàng Phương Đông) với tager 33.300 đồng/cp
Công ty chứng khoán Phú Hưng - PHS tin rằng thực hiện chiến lược chuyển đổi số toàn diện và tập trung phát triển cho vay bán lẻ và cho vay SME và MSME, cùng với sự hợp tác chiến lược với Aozora Bank sẽ tạo động lực tăng trưởng cho Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE - Mã: OCB) trong năm 2022. Sử dụng phương pháp định giá chiết khấu thu nhập thặng dư (Residual Income) và P/B, PHS xác định giá hợp lý và khuyến nghị mua cổ phiếu OCB (Ngân hàng Phương Đông) với tager 33.300 đồng/cp.
Khuyến nghị mua cổ phiếu OCB (Ngân hàng Phương Đông) với tager 33.300 đồng/cp. Hình minh họa. |
Năm 2022, Ngân hàng Phương Đông (OCB) đặt kế hoạch dư nợ thị trường 1 tăng 25%YoY đat 129 ngàn tỷ, huy động thị trường 1 tăng 23% đạt 155 ngàn tỷ. LNTT tăng 29%YoY lên 7.110 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu dưới 1%. Năm 2022, ngân hàng tiếp tục định hướng tập trung vào hoạt động bán lẻ và các phân khúc ưu tiên của OCB, mở rộng sản phẩm, đa dạng hóa nguồn thu, chuyển đổi số toàn diện OCB, kết nối hệ sinh thái và số hóa quy trình nội bộ, duy trì mức xếp hạng tín nhiệm của Moody’s và đạt xếp loại hạng A theo Thông tư 52/2018/TT- NHNN.
Cùng với đó, trong 2022, OCB sẽ hoàn thành phát hành 50 tỷ đồng cổ phiếu ESOP và 700 tỷ đồng cổ phiếu riêng lẻ cho Aozora theo Nghị Quyết của ĐHĐCĐ năm 2021. Năm 2022, ngân hàng đặt kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 17.884,9 tỷ đồng thông qua phát hành ESOP, phát hành cổ phiếu riêng lẻ, và phát hành cổ phiếu để trả cổ tức 30%.
Ban lãnh đạo cho biết, sẽ có nhiều biến động ảnh hưởng đến danh mục kinh doanh như trái phiếu Chính phủ nên năm nay khả năng kinh doanh trái phiếu Chính phủ sẽ gặp khó khăn. Ngân hàng vẫn phải tăng lãi suất huy động, khó tăng lãi suất cho vay, vốn tín dụng sẽ chạy về doanh nghiệp sản xuất, tạo ra môi trường cạnh tranh gay gắt cho các ngân hàng.
Ngoài ra, hoạt động bán lẻ cạnh tranh gay gắt, động lực tăng trưởng cho vay bán lẻ của OCB đến từ: (1) hợp tác với Boston Consulting Group để số hóa trải nghiệm của khách hàng, nhắm đến các trải nghiệm thực tế; (2) tập trung vào phân khúc khách hàng cụ thể: Người lao động có thu nhập trung bình (25-35 tuổi) đang mong nuốn để tìm mua nhà. Cho vay mua Nhà ở xã hội là hoạt động được NHNN khuyến khích; (3) Sản phẩm cho vay hấp dẫn.
Bên cạnh đó, OCB cho biết, dư nợ cho FLC vay ở mức 1.500 tỷ đồng với tài sản đảm bảo trên 2.000 tỷ đồng, chủ yếu cho 2 dự án là Hạ Khánh 1 và Hạ Khánh 2. Các tài sản đảm bảo đều là tài sản có sổ và không phải là tài sản hình thành trong tương lai. Việc ông Trịnh Văn Quyết (Chủ tịch HĐQT của FLC) bị bắt là rủi ro lớn, do đó, OCB đã tăng cường kiểm soát dòng tiền, số tiền FLC đang đợi thu về là 2.400 tỷ đồng, tức đủ khả năng trả nợ.
Đối với khoản vay trên 1.000 tỷ đồng của công ty sản xuất găng tay của bà Nguyễn Phương Hằng (phó chủ tịch HĐQT CTCP Đại Nam). Việc bà Hằng bị bắt là rủi ro đối với ngân hàng. Ông Huỳnh Uy Dũng (Chủ tịch HĐQT CTCP Đại Nam – chồng bà Hằng) đã xử lý 450 tỷ đồng cho OCB. Được biết ông Dũng cũng đang bán các tài sản khác trị giá 4.500 tỷ, đủ để trả nợ cho tất cả các ngân hàng.
Về kết quả kinh doanh quý 1/2022, OCB đạt lợi nhuận trước thuế 1.115 tỷ đồng (- 12,6%YoY), hoàn thành 15,7% kế hoạch năm 2022. Do thay đổi về chính sách trích lập dự phòng rủi ro, ngân hàng trích bổ sung dự phòng phân nhóm nợ trong báo cáo tài chính quý 1/2022, nên LNST đạt 836 tỷ đồng (-17,4%YoY). Dư nợ tín dụng tăng 6%, tổng tài sản tăng 2%.
Theo đó, PHS tin rằng thực hiện chiến lược chuyển đổi số toàn diện và tập trung phát triển cho vay bán lẻ và cho vay SME và MSME, cùng với sự hợp tác chiến lược với Aozora Bank sẽ tạo động lực tăng trưởng cho OCB trong năm 2022. Sử dụng phương pháp định giá chiết khấu thu nhập thặng dư (Residual Income) và P/B, PHS xác định giá hợp lý đối với mỗi cổ phiếu OCB là 33.000 đồng/cp và đưa ra khuyến nghị mua đối với cổ phiếu OCB.
Trên thị trường chứng khoán, chốt phiên 13/5, cổ phiếu OCB đang giao dịch quanh vùng giá 17.300 đồng/cp, khối lượng giao dịch đạt hơn 4 triệu đơn vị.
Diễn biến giá cổ phiếu ASG thời gian gần đây (Nguồn: TradingView) |
Rủi ro bao gồm: (1) Áp lực từ lạm phát có thể ảnh hưởng tới hoạt động của OCB trong năm nay; (2) Rủi ro pha loãng; (3) Rủi ro cạnh tranh; (4) Rủi ro từ nguồn doanh thu từ mua bán chứng khoán đầu tư không bền vững.
Thiện Nhân