• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cựu Thủ tướng Anh: Ông Trump có thể đã ngăn được xung đột Nga - Ukraine

Trong cuộc phỏng vấn độc quyền với tờ The Telegraph, cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson quả quyết rằng, ông Donald Trump có thể ngăn chặn xung đột Nga-Ukraine vào năm 2022. Theo ông Johnson, "tính cách khó đoán" của ông Trump có thể khiến nhà lãnh đạo Điện Kremlin "chùn bước" nếu đảng Cộng hòa thắng trong cuộc bầu cử hồi năm 2020.

 

Dù buộc phải từ chức sau hàng loạt bê bối hồi năm 2020, ông Johnson vẫn là một nhân vật chính trị có ảnh hưởng trên trường thế giới. Ông là nhà lãnh đạo phương Tây đầu tiên gặp Tổng thống Zelensky sau khi xung đột nổ ra hồi đầu năm 2022 và đã thực hiện một số chuyến đi đến quốc gia này kể từ đó, trong thời gian đương chức lẫn sau khi rời nhiệm sở.

Cũng trong cuộc phỏng vấn, ông Johnson nhắc lại một loạt hành động cứng rắn của ông Trump, bao gồm việc trục xuất 60 điệp viên Nga sau vụ cựu điệp viên Sergei Skripal bị đầu độc tại Anh khiến quan hệ giữa Nga với Mỹ, Anh và phương Tây gần như "rơi xuống vực thẳm". Ông Trump cũng được cho là "có thái độ cứng rắn hơn với Syria so với các chính quyền Dân chủ".

Cựu Thủ tướng Anh: Ông Trump có thể đã ngăn được xung đột Nga - Ukraine- Ảnh 1.

Cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson. Ảnh: Reuters

Ông Johnson - được xem là một trong những người ủng hộ mạnh mẽ nhất của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, lập luận rằng nước Mỹ cần "một nhà lãnh đạo mạnh mẽ", ám chỉ rằng bà Kamala Harris chưa phải là ứng viên phù hợp cho vị trí lãnh đạo Nhà Trắng.

Trước thềm cuộc bầu cử, ông Zelensky đang nỗ lực giành sự ủng hộ từ cả phe Dân chủ và Cộng hòa nhằm đảm bảo nguồn viện trợ lâu dài dành cho Ukraine. Các chuyên gia của The Telegraph dự đoán, những bình luận của ông Johnson trong cuộc phỏng vấn này có thể khiến chính quyền ông Biden - bà Harris "không hài lòng".

Tuần trước, trong cuộc gặp với Tổng thống Ukraine tại Mỹ, ông Trump cho biết "có mối quan hệ rất tốt với Tổng thống Putin", tiếp tục reo rắc nỗi lo ngại cho các đồng minh châu Âu và Ukraine rằng chiến thắng tiếp theo của cựu Tổng thống có thể chặn dòng chảy viện trợ từ Washington tới Kiev.

Ông chủ cũ của Nhà Trắng cũng từng nhiều lần cáo buộc Tổng thống Biden và Phó Tổng thống Harris lôi kéo Mỹ vào một cuộc xung đột không có hồi hồi kết - một chủ đề mà ông tin rằng sẽ giúp đảng Cộng hòa giành được sự ủng hộ từ các tiểu bang dao động quan trọng. Vào cuối tháng trước, ông Trump đã phát biểu trong một sự kiện vận động tranh cử: "Ông Biden và bà Harris đã đưa chúng ta vào cuộc chiến ở Ukraine và bây giờ họ không thể đưa chúng ta ra được nữa".

Cựu Tổng thống Trump từng nhiều lần nói có thể ngăn chặn xung đột Nga-Ukraine nếu Nhà Trắng không đổi chủ vào 4 năm trước, đồng thời cho biết sẽ lập lại hòa bình giữa hai nước trong vòng 24h nếu tái đắc cử. Tuyên bố của ông Trump không nhận được sự tán đồng từ Moscow và Kiev hay thậm chí là từ chính nội bộ Mỹ nhưng với cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson thì khác.

“Ông Trump là kiểu người "nói là làm". Theo quan điểm của Điện Kremlin, trong nhiệm kỳ tiếp theo có khả năng ông Trump sẽ coi một cuộc tấn công vào một quốc gia châu Âu là một sự xúc phạm đối với nước Mỹ và trật tự thế giới, có thể sẽ phải chịu sự trừng phạt nặng nề", ông Johnson nói, không loại trừ khả năng ông Trump có thể kết thúc xúc đột nếu trở lại Nhà Trắng.

Theo Diệp Thảo


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...