• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cá lóc nướng trui ăn một lần nhớ mãi của người miền Tây

Cá lóc nướng trui là một món ăn dân dã đặc trưng ở miền Tây. Món cá nướng với cách chế biến đơn giản nhưng hương vị thơm ngon.

Theo nhiều vị cao niên ở vùng đất Nam Bộ, nhất là ở các tỉnh Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau món cá lóc nướng trui gắn liền với công cuộc khẩn hoang của người xưa ở vùng đất này.

Đặc điểm của món cá lóc nướng trui là cá không đánh vảy, không cạo nhớt, không mổ bụng và cũng không tẩm ướp gia vị. Cá lóc vừa bắt dưới ao lên, rửa sạch rồi xiên một que dài từ miệng đến đuôi, sau vùi cá vào đống rơm khô rồi châm lửa đốt hoặc cắm que xuống đất lấy rơm phủ lên và đốt lửa cho đến khi tro tàn.

Cá lóc nướng trui thì phải dùng rơm ở miền Tây đốt mới dậy lên mùi hấp dẫn. Xem lẫn mùi cá chín là mùi thơm của rơm rạ ruộng đồng, bà Nguyễn Thị Hiệp ở xã Lương Tâm (Long Mỹ, Hậu Giang) chia sẻ.

Có người dùng cả mấy loại lá khô có sẵn ngoài vườn như lá chuối, lá mít, lá dừa... để nướng cá. Nhưng cá lóc nướng trui thì phải dùng rơm đốt mới dậy lên mùi hấp dẫn. Mùi cá chín hòa quyện với mùi thơm của rơm rạ ruộng đồng là nét độc đáo của món này, bà Nguyễn Thị Hiệp ở xã Lương Tâm (Long Mỹ, Hậu Giang) chia sẻ.

Khi nướng có người chọn cách xiên que đầu cá hướng xuống đất nhưng cũng có người đưa đầu cá lên trời. “Khi đốt rơm, ngọn lưỡi cao ở phần trên dễ làm chín đầu cá hơn, ngoài ra đầu cá hướng lên trời các chất ngọt trong người cá vẫn được giữ nên sau khi chín vẫn mềm và thơm“, bà Hiệp chia sẻ bí quyết

Khi nướng có người chọn cách ghim phần đầu cá hướng xuống đất nhưng cũng có người đưa đầu cá lên. “Khi đốt rơm, ngọn lưỡi cao ở phần trên dễ làm chín đầu cá hơn, ngoài ra đầu cá hướng lên các chất ngọt trong cá vẫn được giữ nên sau khi chín cá vẫn mềm và thơm“, bà Hiệp chia sẻ bí quyết.

Rơm tàn cũng là lúc cá vừa chín tới.

Cá chín tách bỏ lớp vỏ cháy đen bên ngoài sẽ có nguyên con cá lóc nướng thơm ngon, dậy mùi thơm đặc trưng.

Cá chín tách bỏ lớp vỏ cháy đen bên ngoài sẽ có nguyên con cá lóc nướng thơm ngon, dậy mùi thơm đặc trưng.

Thịt cá bên trong vẫn trắng ngần. Ăn đúng cách người miền Tây là thịt cá lóc chấm muối ớt kèm một ít rau xanh. Ngày nay nhiều người còn cho thêm mỡ hành vào thịt cá, cuốn cá lóc với bánh tráng rau sống, chấm mắm ớt tỏi hoặc mắm me. Có nơi cuốn cá lóc vào lá sen non mới hái dưới đầm, chấm với nước mắm me chua chua mặn mặn, ăn chan chát lạ miệng.

Ăn đúng cách người miền Tây là thịt cá lóc chấm muối hột, giã sơ với ớt kèm một ít rau xanh. Ngày nay nhiều người còn cho thêm mỡ hành vào thịt cá, cuốn với bánh tráng rau sống, chấm mắm ớt tỏi hoặc mắm me. Có nơi cuốn cá lóc vào lá sen non chấm với nước mắm me chua chua mặn mặn, ăn chan chát lạ miệng.

Theo nhiều tài liệu ghi chép, món cá lóc nướng trui gắn liền với công cuộc khẩn hoang vùng đất ĐBSCL. Khi ấy người dân còn thiếu thốn, khó khăn, cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày gắn theo với ruộng đồng. Cá dưới sông bắt lên được là nướng chứ không cần chế biến cầu kỳ. Qua năm tháng, món ăn dân dã này đã tạo nên nét văn hóa ẩm thực của người Nam bộ.

Theo nhiều tài liệu ghi chép, món cá lóc nướng trui gắn liền với công cuộc khẩn hoang vùng đất Nam Bộ. Qua năm tháng, món ăn dân dã này đã tạo nên nét văn hóa ẩm thực của vùng đất nơi đây. Ngày nay nhiều nhà hàng, quán ăn đưa món cá lóc nướng trui vào thực đơn trở thành món đặc sản. Nhiều đơn vị du lịch còn tổ chức cho du khách trải nghiệm tát mương bắt cá, nướng cá thưởng thức để hiểu thêm về cuộc sống người dân vùng đất thân thiện, bình dị này.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết