• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bộ Công Thương xây dựng Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược

Bản tin Chuyển động Công Thương ngày 3/4/2024 gồm các thông tin thị trường đáng chú ý, với những nội dung chính sau đây: Bộ Công Thương xây dựng Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược; Phê duyệt kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030; Lập 5 đoàn liên ngành kiểm tra an toàn thực phẩm tại 10 tỉnh, thành phố;Tiếp đà tăng trưởng, sản xuất công nghiệp Quý I/2024 khởi sắc; Xuất siêu 8,08 tỷ USD trong Quý I/2024.

Bản tin Chuyển động Công Thương ngày 3/4/2024 gồm các thông tin thị trường đáng chú ý, với những nội dung chính sau đây:

Bộ Công Thương xây dựng Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược; Phê duyệt kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030; Lập 5 đoàn liên ngành kiểm tra an toàn thực phẩm tại 10 tỉnh, thành phố;Tiếp đà tăng trưởng, sản xuất công nghiệp Quý I/2024 khởi sắc; Xuất siêu 8,08 tỷ USD trong Quý I/2024.

Bộ Công Thương xây dựng Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược

undefined

Dự thảo Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược xác định quan điểm phát triển công nghiệp hóa dược gắn liền với phát triển công nghiệp dược

Sáng 2/4/2024, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức họp Ban soạn thảo và Tổ biên tập Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược nhằm lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Thuyết minh Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược, Dự thảo Tờ trình Thủ tướng Chính phủ và Dự thảo Quyết định phê duyệt Chương trình.

Dự thảo Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược xác định quan điểm phát triển công nghiệp hóa dược gắn liền với phát triển công nghiệp dược, nhằm chủ động nguồn nguyên liệu thuốc, đảm bảo an ninh thuốc quốc gia. Khai thác tiềm năng, thế mạnh của nguồn dược liệu Việt Nam, phát huy hiệu quả lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh quốc gia. Thu hút đầu tư bằng các giải pháp hỗ trợ chính sách nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ các Hiệp định, cam kết quốc tế. Tập trung phát triển nguyên liệu thuốc thiết yếu, thuốc gần hết bản quyền, thuốc phát minh. Đẩy mạnh sự gắn kết, hỗ trợ lẫn nhau giữa 4 nhà: doanh nghiệp, nông dân, khoa học, quản lý.

Dự thảo đặt mục tiêu đến năm 2030, đưa ra chính sách phù hợp, đồng bộ nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp hóa dược. Đảm bảo đáp ứng 15% nhu cầu nguyên liệu bào chế thuốc, chế phẩm, vật tư trong ngành y tế. Đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ có chất lượng cao.

Đồng thời, tìm kiếm cơ hội hợp tác, chuyển giao và ứng dụng công nghệ mới để sản xuất. Hình thành 2 khu công nghiệp hóa dược tại miền Bắc và miền Trung. Hình thành Trung tâm Nghiên cứu phát triển và đánh giá tương đương sinh học; Trung tâm Hỗ trợ đầu tư và chuyển giao công nghệ.

Phê duyệt kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030

undefined

Thực hiện chuyển dịch năng lượng mạnh mẽ từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng mới

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 500 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2050 (hay còn được gọi tắt là Quy hoạch điện VIII).

Kế hoạch được phê duyệt nhằm xây dựng lộ trình tổ chức thực hiện có hiệu quả các đề án/dự án đáp ứng các mục tiêu đã đề ra của Quy hoạch điện VIII, đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội theo từng thời kỳ, đảm bảo điện đi trước một bước.

Thực hiện chuyển dịch năng lượng mạnh mẽ từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo để giảm phát thải khí nhà kính, góp phần hướng tới các mục tiêu phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 của Việt Nam.

Đồng thời, định hướng cho các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc phối hợp với Bộ Công Thương và các đơn vị liên quan để thực hiện hiệu quả Quy hoạch điện VIII.

Lập 5 đoàn liên ngành kiểm tra an toàn thực phẩm tại 10 tỉnh, thành phố

Năm đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương do Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan sẽ tiến hành kiểm tra công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tại 10 tỉnh, thành phố trọng điểm như: Khánh Hòa, Phú Yên, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Hải Phòng, Hưng Yên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hòa Bình, Sơn La.

Đây là một trong những hoạt động quan trọng của "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2024 với chủ đề "Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới". Thời gian triển khai từ 15/4 đến 15/5/2024 trên phạm vi toàn quốc.

Các đoàn sẽ kiểm tra việc thực hiện chỉ đạo của Trung ương trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm của các Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm địa phương, trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn quản lý; kiểm tra thực tế tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm.

Bên cạnh 5 đoàn liên ngành Trung ương, các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Công Thương giao các đơn vị chức năng thanh tra, kiểm tra đột xuất tại các tỉnh, thành phố nhằm triển khai hiệu quả Tháng hành động.

Tiếp đà tăng trưởng, sản xuất công nghiệp khởi sắc trong quý 1/2024

Số liệu từ Bộ Công Thương cho biết, tiếp tục đà tăng trưởng từ cuối năm 2023, sản xuất công nghiệp trong quý 1/2024 tiếp tục khởi sắc với giá trị tăng thêm toàn ngành ước tính tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước giảm 0,73%), đóng góp 2,02 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.

Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 6,98%, đóng góp 1,73 điểm phần trăm; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 11,97%, đóng góp 0,45 điểm phần trăm.

Sản xuất công nghiệp tăng trên diện rộng khi chỉ số sản xuất công nghiệp Quý I/2024 tăng ở 54/63 địa phương. Đặc biệt, một số địa phương có chỉ số IIP đạt mức tăng khá cao ở mức hai đến ba con số do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hoặc ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao như: Trà Vinh Khánh Hoà; Bắc Giang; Thanh Hoá; Hà Nam hay Quảng Ninh...

Cũng trong quý 1/2024, một số sản phẩm công nghiệp chủ lực có mức tăng khá so cùng kỳ: Thép thanh, thép góc tăng 29,1%; thép cán tăng 24,1%; phân hỗn hợp NPK tăng 23,1%; vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 21,8%; xăng dầu tăng 21,7%; phân Urê tăng 14,4%; điện sản xuất tăng 11,4%.

Ở chiều ngược lại, có một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ năm trước: Khí đốt và điện thoại di động cùng giảm 13,3%; ô tô giảm 11,3%; ti vi giảm 11,1%; khí hóa lỏng LPG giảm 11,0%; xe máy giảm 5,2%.

Xuất siêu 8,08 tỷ USD trong Quý I/2024

undefined

Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 26,2%

Cũng từ số liệu của Bộ Công Thương, trong Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá ước đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu ước đạt 93,06 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ, nhập khẩu ước đạt 84,98 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ.

Bộ Công Thương cho biết, với sự phục hồi của thị trường thế giới, các đơn hàng xuất khẩu gia tăng nên hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá trong Quý I/2024 đã có những khởi sắc và đạt được những kết quả tích cực.

Theo đó, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 26,2%, tăng gần gấp đôi so với mức tăng trưởng của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kể cả dầu thô, điều này cho thấy những nỗ lực của khu vực kinh tế trong nước trong việc duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Cũng trong 3 tháng đầu năm, có 16 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 82,1% tổng kim ngạch xuất khẩu nhiều hơn 2 mặt hàng so với cùng kỳ năm trước.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa Quý I/2024 ước đạt 84,98 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ. Trong Quý, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Thời gian tới, để duy trì và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu tăng trưởng, các đơn vị chức năng trong Bộ Công Thương sẽ theo dõi sát diễn biến thị trường và thay đổi chính sách của các đối tác; phát triển đa dạng các thị trường xuất khẩu truyền thống và thị trường mới. Đồng thời, kịp thời thông tin về những biến động của thị trường xuất khẩu để doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh kế hoạch sản xuất , kinh doanh phù hợp.


Tác giả: Thực hiện Nhóm phóng viên
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết