• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đường hay kẹt xe, ngập nước ở TPHCM được đề xuất chi nghìn tỉ mở rộng

Đường Ung Văn Khiêm không chỉ là điểm đen ùn tắc, mà còn ngập nước mỗi khi mưa lớn. Tuyến đường đang được Sở Giao thông Vận tải TPHCM xem xét đề xuất nâng cấp, mở rộng theo hình thức BT (xây dựng – chuyển giao).

Đường Ung Văn Khiêm, từ nút giao ngã 5 Đài liệt sĩ đến khu du lịch Tân Cảng (quận Bình Thạnh) nằm ở cửa ngõ phía Đông vào trung tâm TPHCM, từ lâu kẹt xe luôn là nỗi ám ảnh của người dân.

Đường Ung Văn Khiêm, từ nút giao ngã 5 Đài liệt sĩ đến khu du lịch Tân Cảng (quận Bình Thạnh) nằm ở cửa ngõ phía Đông vào trung tâm TPHCM. Đoạn này dài gần 2km, nhiều năm nay trở thành điểm kẹt xe "quen thuộc" ở TPHCM.

Ngày nào vào giờ cao điểm, các phương tiện đều nhích từng chút một. Hàng nghìn xe máy phải len lỏi giữa các khoảng hở, di chuyển chậm chạp.

Vào giờ cao điểm hàng ngày, các phương tiện đều nhích từng chút một. Hàng nghìn xe máy phải len lỏi giữa các khoảng hở, di chuyển chậm chạp.

Theo ghi nhận, kẹt xe trên đường Ung Văn Khiêm thường xảy ra tại giao lộ với đường Nguyễn Gia Trí (tên mới của đường D2) và đoạn giao đường Nguyễn Hữu Cảnh (gần khu du lịch Tân Cảng).

Kẹt xe trên đường Ung Văn Khiêm thường xảy ra tại đoạn giao với đường Nguyễn Hữu Cảnh (gần khu du lịch Tân Cảng) và giao lộ với đường Nguyễn Gia Trí (tên mới của đường D2).

Đường Ung Văn Khiêm không chỉ là điểm đen ùn tắc mà còn ngập nước mỗi khi mưa lớn.

Suốt nhiều năm qua, tuyến đường này không chỉ là điểm đen ùn tắc, mà còn ngập nước mỗi khi mưa lớn.

Ông Nguyễn Văn Mạnh (50 tuổi, TP Thủ Đức) than thở: “Đường đã nhỏ, phương tiện giao thông đông nhưng nhiều người dân kinh doanh hai bên đường lại chiếm hết vỉa hè buôn bán khiến đường kẹt nặng hơn.

Đường Ung Văn Khiêm chỉ có 2 làn xe chạy, phương tiện giao thông đông đúc, nhưng nhiều người dân kinh doanh hai bên đường lại chiếm hết vỉa hè buôn bán. Điều này khiến tình trạng kẹt xe càng trở nên trầm trọng hơn.

Chị Lê Thị Hoài Phương (29 tuổi, TP Thủ Đức) mỗi ngày phải đi xe máy hơn 15 km đến Quận 1 để đi làm. Đường đi làm xa, đi qua nhiều tuyến đường bị ùn ứ, kẹt xe thêm nắng nóng và khói bụi, nên khi đến công ty là chị “bơ phờ” vì mệt mỏi. “Mỗi ngày đi làm, mệt vì công việc thì ít nhưng đôi khi mệt vì kẹt xe trên đoạn đường Ung Văn Khiêm thì nhiều. Nghĩ tới cảnh buổi sáng tới công ty, buổi chiều đi về nhà đều phải ngụp lặn trong dòng kẹt xe là ngán tận cổ”, chị Phương nói.

Chị Lê Thị Hoài Phương (29 tuổi, TP Thủ Đức) cho hay, mỗi ngày đi làm chị mệt vì công việc thì ít nhưng đôi khi mệt vì kẹt xe trên đoạn đường Ung Văn Khiêm thì nhiều. "Nghĩ tới cảnh buổi sáng tới công ty, buổi chiều đi về nhà đều phải vật lộn trong dòng kẹt xe là ngán tận cổ”, chị Phương nói.

Trong đó, tuyến đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, đoạn từ cầu vượt Hàng Xanh đến Đài liệt sĩ cũng là nỗi ám ảnh với người đi đường. Hầu như ngày nào khu vực này cũng xảy ra ùn ứ xe bất kể giờ giấc. Khu vực này là một trong 24 điểm đen ùn tắc của TPHCM.

Theo ghi nhận, một số tuyến đường lân cận Ung Văn Khiêm như Xô Viết Nghệ Tĩnh, đoạn từ cầu vượt Hàng Xanh đến Đài liệt sĩ cũng là nỗi ám ảnh với người đi đường, bởi tình trạng kẹt xe không kể giờ giấc. Khu vực này là một trong những điểm đen ùn tắc của TPHCM.

Trước đây, dự án BOT cầu đường Bình Triệu 2 - giai đoạn 2 đã được TPHCM ký hợp đồng BOT với Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật (CII) vào năm 2018 với tổng vốn đầu tư khoảng 2.293 tỉ đồng.  Dự án gồm các hạng mục: mở rộng đường Ung Văn Khiêm với quy mô 6 làn xe, xây dựng nút giao ngã 5 Đài liệt sĩ; xây dựng mới đường Chu Văn An để kết nối với nút giao thông và mở rộng đường nhánh (quận Bình Thạnh); xây dựng mới hai cầu Ông Dầu bên cạnh cầu cũ trên Quốc lộ 13 (Thành phố Thủ Đức).  Tuy nhiên, các dự án gặp vướng mắc do trước đó năm 2017, Nghị quyết 437 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu tạm dừng hình thức BOT trên đường hiện hữu. Vì vậy việc triển khai các công trình trên, bao gồm kế hoạch mở rộng đường Ung Văn Khiêm và xây dựng nút giao ngã 5 Đài liệt sĩ triển khai theo hình thức BOT phải dừng, chuyển sang sử dụng ngân sách.

Trước đây, dự án BOT cầu đường Bình Triệu 2 - giai đoạn 2 đã được TPHCM ký hợp đồng BOT với Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật (CII) vào năm 2018 với tổng vốn đầu tư khoảng 2.293 tỉ đồng. Dự án gồm các hạng mục: mở rộng đường Ung Văn Khiêm với quy mô 6 làn xe, xây dựng nút giao ngã 5 Đài liệt sĩ; xây dựng mới đường Chu Văn An để kết nối với nút giao thông và mở rộng đường nhánh (quận Bình Thạnh); xây dựng mới hai cầu Ông Dầu bên cạnh cầu cũ trên Quốc lộ 13 (thành phố Thủ Đức).

Sở Giao thông Vận tải TPHCM cho biết, hiện thành phố có nhiều công trình giao thông cấp bách, cần triển khai thực hiện ngay nhưng chưa bố trí được nguồn vốn ngân sách, có thể áp dụng hình thức hợp đồng BT này để triển khai đầu tư ngay trong giai đoạn 2023 - 2025.  Trong đó, ngành giao thông đang xem xét đề xuất triển khai dự án mở rộng đường Ung Văn Khiêm và xây dựng nút giao ngã 5 Đài liệt sĩ, tổng vốn dự kiến 3.196 tỉ đồng (chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 2.600 tỉ đồng) theo hình thức BT.

Tuy nhiên, các dự án gặp vướng mắc do trước đó năm 2017, Nghị quyết 437 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu tạm dừng hình thức BOT trên đường hiện hữu. Vì vậy việc triển khai các công trình trên, bao gồm kế hoạch mở rộng đường Ung Văn Khiêm và xây dựng nút giao ngã 5 Đài liệt sĩ triển khai theo hình thức BOT phải dừng, chuyển sang sử dụng ngân sách.

Sở Giao thông Vận tải TPHCM cho biết, hiện thành phố có nhiều công trình giao thông cấp bách, cần triển khai thực hiện ngay nhưng chưa bố trí được nguồn vốn ngân sách, có thể áp dụng hình thức hợp đồng BT này để triển khai đầu tư ngay trong giai đoạn 2023 - 2025. Trong đó, ngành giao thông đang xem xét đề xuất triển khai dự án mở rộng đường Ung Văn Khiêm và xây dựng nút giao ngã 5 Đài liệt sĩ, tổng vốn dự kiến 3.196 tỉ đồng (chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 2.600 tỉ đồng) theo hình thức BT.

Theo Sở Giao thông Vận tải TPHCM, Nghị quyết 98 của Quốc hội cho phép TPHCM được áp dụng hình thức BT (xây dựng, chuyển giao) theo phương án trả chậm bằng ngân sách, thay vì thanh toán cho nhà đầu tư bằng quỹ đất như trước. Do đó, với những công trình giao thông cấp bách, cần triển khai thực hiện ngay nhưng chưa bố trí được nguồn vốn ngân sách, có thể áp dụng hình thức hợp đồng BT này để triển khai đầu tư ngay trong giai đoạn 2023 - 2025.

Dự kiến, đường Ung Văn Khiêm sẽ được mở rộng theo lộ giới 30 m, quy mô 6 làn xe, dài 1,7 km, kéo dài từ ngã năm Đài liệt sĩ đến nhà hàng Tân Cảng.

Ngành giao thông TPHCM hiện đang xem xét đề xuất triển khai dự án mở rộng đường Ung Văn Khiêm và xây dựng nút giao ngã 5 Đài liệt sĩ, tổng vốn dự kiến 3.196 tỉ đồng (chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 2.600 tỉ đồng) bằng hình thức hợp đồng BT. Dự kiến, đường Ung Văn Khiêm sẽ được mở rộng theo lộ giới 30 m, quy mô 6 làn xe, dài 1,7 km, kéo dài từ ngã 5 Đài liệt sĩ đến nhà hàng Tân Cảng.

Tại ngã năm Đài liệt sĩ sẽ làm vòng xoay với đường kính 22,5 m phía bên trên, phía dưới thiết kế hầm chui.

Tại ngã 5 Đài liệt sĩ sẽ làm vòng xoay với đường kính 22,5 m, phía dưới thiết kế hầm chui.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết