• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ngân hàng Á Châu (ACB) chốt quyền trả cổ tức thông qua phát hành 675 triệu cổ phiếu

Ngân hàng TMCP Á Châu (Mã: ACB) sẽ phát hành 675 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2021, vốn điều lệ dự kiến sẽ tăng lên 33.774 tỷ đồng.

3618-acb

ACB chốt quyền trả cổ tức thông qua phá hành 675 triệu cổ phiếu

Ngân hàng TMCP Á Châu (Mã: ACB) dự kiến chốt danh sách cổ đông vào ngày 3/6 tới đây để chi trả cổ tức năm 2021 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 25%, tức là nhà đầu tư nắm giữ 100 cổ phiếu ACB sẽ được nhận thêm 25 cổ phiếu.

ACB hiện có 2,7 tỷ cổ phiếu đang lưu hành nên sẽ cần phát hành mới hơn 675 triệu đơn vị. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 2/6. Sau khi trả cổ tức, vốn điều lệ của ACB sẽ tăng từ 27.019 tỷ đồng lên 33.774 tỷ đồng.

2920-acb-456

Diễn biến giá cổ phiếu ACB trong 1 năm qua.

Trên thị trường chứng khoán, kết phiên 25/5, giá cổ phiếu ACB dừng ở 30.000 đồng/cp, giảm 13% so với ngày đầu năm.

Vốn hóa của ACB hiện nay đạt trên 81.000 tỷ đồng, đứng thứ 7 toàn ngành ngân hàng Việt Nam. Xếp trên gồm các ngân hàng MBB (105.982 tỷ đồng) , TCB (128.148 tỷ đồng), CTG (129.275 tỷ đồng), VPB (140.032 tỷ đồng), BID (176.542 tỷ đồng), VCB (364.404 tỷ đồng).

Về kết quả kinh doanh quý I/2022, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB - Mã: ACB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2022 với lợi nhuận trước thuế đạt 4.114 tỷ đồng, tăng 32,5% so với cùng kỳ năm trước.

Trong kỳ, các mảng hoạt động của ngân hàng có sự phân hoá. Trong khi, thu nhập lãi thuần, mảng dịch vụ, kinh doanh ngoại hối đều ghi nhận tăng trưởng thì các mảng như chứng khoán kinh doanh lỗ hơn 11 tỷ đồng và lãi thuần chứng khoán đầu tư giảm tới hơn 86% so với cùng kỳ năm trước.

Mảng thu nhập từ hoạt động khác có tăng trưởng đột biến mang về hơn 369 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước chỉ đạt chưa đầy 50 tỷ đồng.

Một điểm đáng chú ý khác là trong quý I, thay vì trích lập dự phòng hơn 605 tỷ như năm trước thì trong năm nay, ngân hàng lại hoàn nhập 2,8 tỷ đồng. Từ đó góp phần đưa lợi nhuận trước thuế tăng hơn 32%.

Trước đó, tại đại hội cổ đông thường niên năm 2022 vừa qua, Tổng Giám đốc Từ Tiến Phát chia sẻ: "Nếu tình hình kinh tế khả quan, chúng tôi kỳ vọng có khoản thu nhập từ trích lập dự phòng COVID-19 trong năm 2021, được ghi nhận trong năm nay".

Trong ba tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng của ACB đạt 5%, tiền gửi khách hàng cũng tăng trưởng ở mức khiêm tốn 1,6%. Số dư nợ xấu ngân hàng tăng 11,4% với 3.119 tỷ đồng, đưa tỷ lệ nợ xấu tăng từ 0,77% (cuối năm trước) lên 0,82%.

Ngân hàng đã tuyển dụng thêm hơn 800 nhân sự trong quý, đồng thời tăng mức chi phí cho nhân viên trong kỳ lên 1.709 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước.

Trong cấu phần nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) chiếm tỷ lệ 62% trong tổng nợ nhóm 3 đến nhóm 5 với hơn 1.933 tỷ đồng, tăng 40% so với cuối năm trước.

Phương Thảo

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...