• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thanh Hóa: Mở đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết

Lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa mở đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Ngày 15/12, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa cho biết: Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 trên địa bàn. Thời gian triển khai kế hoạch cao điểm từ ngày 18/12/2023 đến ngày 10/3/2024.

Thanh Hóa: Mở đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết

Ông Trương Văn Diệp, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa cùng đoàn công tác trực tiếp đến các hộ kinh doanh tuyền truyền về tuyến phố nói không với hàng giả

Theo đó, đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhằm phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng sản xuất, buôn bán, vận chuyển, kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm; các hành vi gian lận thương mại như đầu cơ, găm hàng, tăng giá trái pháp luật..., góp phần ổn định thị trường, lưu thông hàng hóa thông suốt, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng; khuyến khích phát triển sản xuất, đảm bảo cung ứng đầy đủ hàng hóa với chất lượng, giá cả hợp lý, góp phần tạo điều kiện cho nhân dân vui xuân, đón Tết lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.

Các lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa sẽ tiến hành kiểm tra các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm trong hoạt động vận chuyển, buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng, không đảm bảo an toàn thực phẩm và các hành vi gian lận thương mại, bao gồm: Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ trên toàn tỉnh; các phương tiện vận tải đường bộ, đường thủy trên tuyến biển, biên giới, cửa khẩu, cảng sông, cảng hàng không, nhà ga đường sắt; các đường dây, ổ nhóm, các đối tượng chủ mưu, cầm đầu, kinh doanh lớn, chuyên nghiệp...

Địa bàn kiểm tra trên phạm vi toàn tỉnh Thanh Hóa, bao gồm tuyến biên giới đất liền, tuyến biển, hàng không và thị trường nội địa; trong đó trên tuyến biên giới đất liền sẽ tập trung kiểm tra các cửa khẩu, hai bên cánh gà cửa khẩu, đường mòn, lối mở; tuyến biển sẽ tập trung kiểm tra tại cảng Nghi Sơn, cảng Lễ Môn, cảng Hới, cảng dịch vụ Dầu khí tổng hợp (PTSC); các cửa lạch ven biển; các phương tiện vận chuyển trên biển; cảng hàng không Thọ Xuân.

Trên thị trường nội địa sẽ tập trung kiểm tra tại các địa bàn là nơi phát luồng hàng hóa, tập trung nhiều điểm kinh doanh buôn bán lớn tại các thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ, các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối, cảng hàng không, nhà ga đường sắt, các kho hàng hóa, xe vận chuyển bưu chính, chuyển phát nhanh, logistic, bến xe, các phương tiện vận tải trên tuyến Quốc lộ 1A, đường cao tốc, đường Hồ Chí Minh đi qua địa bàn tỉnh, các hoạt động về thương mại điện tử...

Thanh Hóa: Mở đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết

Đội Quản lý thị trường số 5 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa tổ chức khảo sát, đánh giá, rà soát, sàng lọc các chủng loại mặt hàng, nhãn hiệu bị làm giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn

Lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa cũng sẽ kiểm tra giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy phép kinh doanh, Chứng chỉ hành nghề, hợp đồng đại lý, Giấy kiểm dịch động vật, thực vật, Giấy chứng nhận kiểm định, Giấy chứng nhận hiệu chuẩn phương tiện đo nhóm 2 và các giấy tờ thủ tục khác có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh; hóa đơn, chứng từ và các giấy tờ liên quan đến từng lĩnh vực hoạt động: Xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập, kinh doanh, vận chuyển... để xác định nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; quyền sở hữu trí tuệ, nhãn hàng hóa, công bố tiêu chuẩn áp dụng, hợp chuẩn, hợp quy; tự công bố chất lượng sản phẩm, hàng hóa; đo lường, chất lượng, sản phẩm hàng hóa; kê khai giá, niêm yết giá, bán theo giá niêm yết; việc đáp ứng và duy trì các điều kiện kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và chấp hành các quy định khác trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Các mặt hàng được chú trọng kiểm tra bao gồm: Ma tuý, vũ khí, pháo nổ, pháo hoa, khoáng sản, ngoại tệ, xăng dầu, bánh kẹo, đường cát, hoa quả, rượu bia thuốc lá, nước giải khát, xì gà, động vật và sản phẩm chế biến từ động vật, động vật hoang dã, gỗ, khoáng sản; sắt, thép; thiết bị vệ sinh; điện thoại, linh kiện điện thoại; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ như: Dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng; dược liệu, vị thuốc cổ truyền; vật tư, trang thiết bị y tế; xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng; quần áo, giày dép, túi xách, phụ kiện thời trang; phụ tùng ô tô; xe máy, mũ bảo hiểm; đồ điện tử, điện lạnh, điện gia dụng; xuất bản phẩm, lịch...


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết