• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Báo Công Thương đoạt giải Đặc biệt Cuộc thi viết “Dấu ấn Quản lý thị trường”

Tác phẩm “Nhức nhối nạn hàng giả trên môi trường thương mại điện tử” - nhóm tác giả Báo Công Thương đã vinh dự đoạt giải Đặc biệt

Chiều 8/8, Tổng cục Quản lý thị trường đã tổ chức trao giải Cuộc thi viết “Dấu ấn Quản lý thị trường”. Tham dự trao giải có Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh, Chánh Văn phòng Bộ Nguyễn Thị Lâm Giang, Phó Tổng Biên tập Báo Công Thương Nguyễn Văn Minh, Lãnh đạo Tổng cục, Lãnh đạo các Cục, Vụ trực thuộc và các tác giả đoạt giải trong Cuộc thi.

Ấn tượng Quản lý thị trường

Tại lễ trao giải, Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh cho biết, nhân dịp kỷ niệm 65 năm truyền thống lực lượng Quản lý thị trường (3/7/1957 - 3/7/2022), Tổng cục Quản lý thị trường đã phát động, tổ chức nhiều hoạt động mang ý nghĩa như: tổ chức Phòng trưng bày truyền thống 65 năm Quản lý thị trường, tổ chức giải bóng đá na quy mô toàn lực lượng, phát động Chương trình trồng 65.000 cây xanh... và đặc biệt, đây là lần đầu tiên Tổng Cục tổ chức Cuộc thi viết với chủ đề “Dấu ấn Quản lý thị trường”.

Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh đánh giá, Cuộc thi đã thành công tốt đẹp. Chỉ trong một thời gian ngắn tổ chức, Cuộc thi đã nhận được gần 200 tác phẩm dự thi với đa dạng hình thức, thể loại, từ bài viết đến thơ ca, âm nhạc, hội họa...

Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh đánh giá, chỉ trong một thời gian ngắn tổ chức, Cuộc thi đã nhận được gần 200 tác phẩm dự thi với đa dạng hình thức, thể loại, từ bài viết đến thơ ca, âm nhạc, hội họa...

Đây một “sân chơi” cho các phóng viên báo chí theo dõi lĩnh vực Quản lý thị trường cũng như phát động một phong trào thi đua trong toàn lực lượng. Cuộc thi nhằm khẳng định vai trò của lực lượng Quản lý thị trường trong công tác phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ...” - Tổng cục trưởng nhấn mạnh.

Hướng tới mục tiêu ghi nhận và tôn vinh tác giả, nhóm tác giả có tác phẩm báo chí, tác phẩm nghệ thuật: thơ ca, hội họa, tranh ảnh, tác phẩm âm nhạc tiêu biểu có tính lan tỏa cao, tạo hiệu ứng dư luận tốt. Sau một thời gian tổ chức, Cuộc thi nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của đội ngũ phóng viên báo chí truyền hình, đặc biệt là các công chức, người lao động trong toàn lực lượng với đa dạng các hình thức dự thi, từ bài viết, đến âm nhạc, thơ ca, hội họa... - Tổng Cục trưởng đánh giá cao các tác phẩm thuộc thể loại thơ ca, âm nhạc, phim tài liệu, tranh, ảnh... gửi tới cuộc thi.

Theo ông Trần Hữu Linh, đây là cuộc thi hết sức công bằng, khách quan và minh bạch. Bởi, “đến tận bây giờ, trong khi tôi đang phát biểu, các tác giả vẫn chưa biết mình nhận được Giải gì, đứng thứ mấy. Trước đó, Ban Tổ chức chỉ gọi điện mời đến tham dự và nhận giải. Thứ tự, điểm số của các bài viết là điểm trung bình của 07 thành viên Ban Giám khảo”. Tổng Cục trưởng cho biết, trước khi buổi trao giải diễn ra, ông vẫn ngồi rà soát lại một lần nữa kết quả, để đảm bảo tính công bằng.

Ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng biên tập Báo Công Thương, thành viên Ban giám khảo cũng cho rằng, nhiều tác phẩm dự thi có chất lượng rất cao với sự đầu tư, công phu, cho thấy sự tâm huyết với Cuộc thi, với ngành QLTT của nhiều tác giả

Ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng biên tập Báo Công Thương, thành viên Ban giám khảo cho biết, nhiều tác phẩm dự thi có chất lượng rất cao với sự đầu tư, công phu, cho thấy sự tâm huyết với Cuộc thi

Đánh giá chất lượng tác phẩm gửi dự thi của Cuộc thi viết “Dấu ấn Quản lý thị trường”, ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng biên tập Báo Công Thương, thành viên Ban giám khảo cho biết, trong một thời gian ngắn phát động, Cuộc thi đã nhận được gần 200 tác phẩm của các nhà báo chuyên nghiệp và của nhiều công chức, người lao động trong lực lượng Quản lý thị trường.

Xúc động và lan tỏa câu chuyện "Quản lý thị trường"

Nhận xét về chất lượng những tác phẩm dự thi trong lực lượng, Phó Tổng biên tập Báo Công Thương cho rằng, nhiều tác phẩm có chất lượng rất cao với sự đầu tư, công phu, cho thấy sự tâm huyết với Cuộc thi, với ngành Quản lý thị trường của nhiều tác giả. “Tôi ấn tượng với ký sự của 1 cán bộ Quản lý thị trường Nghệ An viết rất hay, miêu tả những niềm vui, nỗi buồn, cả những tâm tư, tình cảm trong 10 năm công tác. Không chỉ vậy, Cuộc thi còn là cơ hội để nhiều tác giả nói lên tiếng nói, tâm tư qua những vần bài thơ, nốt nhạc... rất chân thành và thu hút, phần nào thể hiện tầm vóc, cũng như sự đổi mới của lực lượng Quản lý thị trường bám với cơ sở" - ông Nguyễn Văn Minh nhấn mạnh.

Theo Phó Tổng biên tập Báo Công Thương, chất lượng những tác phẩm dự thi ngoài lực lượng cũng tương tự như vậy. Các bài viết đã bám sát tiêu chí đề ra, gắn với quá trình 65 năm xây dựng và phát triển lực lượng Quản lý thị trường.

Cuộc thi đã đạt được kết quả tốt, nếu có thời gian tổ chức bài bản hơn, quy mô hơn, chắc chắn số lượng bài gửi về sẽ nhiều hơn và sẽ quy tụ được nhiều tác phẩm hay hơn nữa”, Phó Tổng biên tập Nguyễn Văn Minh đánh giá và đề nghị, để có nhiều tuyến bài hay hơn nữa, Tổng cục Quản lý thị trường và Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố có cơ chế cung cấp thông tin mở hơn cho các phóng viên, nhà báo. Mỗi tác phẩm hay phải có những con người, những câu chuyện cụ thể, nêu bật lên những đóng góp của những con người thầm lặng - ông Nguyễn Văn Minh gợi ý.

Trưởng Ban tổ chức, Trưởng Ban Giám khảo - Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh trao hoa và Giấy chứng nhận cho các tác giả có tác phẩm đạt Giải A trong lực lượng Quản lý thị trường

Trưởng Ban tổ chức, Trưởng Ban Giám khảo - Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh trao hoa và Giấy chứng nhận cho các tác giả có tác phẩm đạt Giải A trong lực lượng Quản lý thị trường

Chia sẻ về quá trình tham dự chấm giải, Phó Tổng biên tập Báo Công Thương kể lại, ngay sau khi được phát động, đăng tải công khai, Ban Tổ chức Cuộc thi đã liên tiếp nhận được nhiều cuộc gọi từ đến từ khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước. Ấn tượng nhất với chúng tôi có lẽ là cuộc gọi đến của một người đàn ông, giọng miền Trung. Anh giới thiệu là một kiểm soát viên thị trường công tác ở Cục Quản lý thị trường tỉnh Nghệ An. Anh hỏi thông tin về thời gian, thời hạn cũng như những tiêu chí của một bài dự thi Cuộc thi viết “Dấu ấn Quản lý thị trường”... Thật bất ngờ, sau một tuần phát động, chúng tôi thật sự ngỡ ngàng về tác phẩm mà anh gửi dự thi. Trong Biểu mẫu đăng ký dự thi thấy tên tác giả là Trần Anh Tuấn - Phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp (Cục Quản lý thị trường tỉnh Nghệ An). Anh gửi cho chúng tôi một tác phẩm “Bút ký Quản lý thị trường - Chuyện đời, chuyện nghề” dài gần 60 trang A4 với 9 Chương chính và 1 Chương ngoại truyện.

Đọc xong tác phẩm ấy, tôi thấy mình như đang có mặt, chứng kiến và trực tiếp tham gia vào những cuộc chiến chống hàng lậu, chống hàng giả trên môi trường không tiếng súng. Đó là đêm trắng săn thực phẩm bẩn; là câu chuyện cắm bản, đánh án nơi rẻo cao; là cuộc chiến chống hàng giả không ngừng nghỉ trên môi trường thương mại điện tử; là những trận tấn công, đấu tranh với “pháo lậu”... Tất cả những cuộc chiến này là câu chuyện cá nhân, những mạch cảm xúc, những dòng chảy ký ức của tác giả Trần Anh Tuấn. Kết quả, sau Cuộc thi, tác phẩm “Bút ký Quản lý thị trường - Chuyện đời, chuyện nghề” đã xuất sắc vượt qua nhiều tác phẩm, giành giải A ở phần thi trong lực lượng - ông Nguyễn Văn Minh cho hay.

Chia sẻ ngay tại buổi trao giải, tác giả Trần Anh Tuấn xúc động, “Ngay sau khi biết đến Cuộc thi, tôi đã ấp ủ, trăn trở phải viết gì đó để độc giả hiểu, cảm thông và chia sẻ hơn với công việc của lực lượng Quản lý thị trường. Tác phẩm này, tôi mất 10 ngày, đêm để viết, hoàn thiện, dù chưa được như ý, nhưng đây là những kỷ niệm của tôi với nghề. Tôi viết để chia sẻ với đồng nghiệp, với bạn vè và đặc biệt là với độc giả”.

Có lẽ, “Dấu ấn Quản lý thị trường” là Cuộc thi hội tụ nhiều nhất các thể loại dự thi: từ tác phẩm báo chí, văn, thơ đến cả hội họa, âm nhạc... Chính sự “mở rộng” này mà Cuộc thi đã thu hút đông đảo tác giả tham dự. Trong thời gian nhận bài (từ 25/5-15/6), Ban Tổ chức đã nhận được gần 200 tác phẩm gửi dự thi. Các tác phẩm gửi dự thi rất đa dạng về thể loại và chủ đề, bám sát các hoạt động, nhiệm vụ của lực lượng Quản lý thị trường cả nước. Đáng lưu ý, nội dung các tác phẩm dự thi đều là những bài viết có nhiều nội dung thông tin mang tính xây dựng, giúp cho hàng triệu độc giả, khán thính giả hiểu đúng, đầy đủ hơn các lĩnh vực hoạt động của lực lương, qua đó, củng cố thêm niềm tin cho người tiêu dùng, doanh nghiệp.

Ban Tổ chức trao hoa và Giấy chứng nhận cho các tác giả có tác phẩm đạt Giải Khuyến khích ngoài lực lượng QLTT

Ban Tổ chức trao hoa và Giấy chứng nhận cho các tác giả có tác phẩm đạt Giải Khuyến khích ngoài lực lượng Quản lý thị trường

Thông qua Cuộc thi này, chúng tôi - những người kiểm soát viên thị trường còn phát hiện ra mình có thêm năng khiếu sáng tác thơ ca, âm nhạc. Ngoài nghiệp vụ chuyên môn kiểm tra, kiểm soát giữ ổn định thị trường, chúng tôi còn trở thành những nhà thơ, những cây bút nghiệp dư, để trải lòng, kể chuyện nghề qua những vần thơ, câu chữ” - Tác giả Nguyễn Văn Hảo - Phòng Thanh tra Pháp chế, Cục Quản lý thị trường Hà Tĩnh chia sẻ.

Với Cục Quản lý thị trường TP Hồ Chí Minh, năm vừa qua là 365 ngày đáng nhớ nhất của thành phố khi trở thành “tâm bão” trong đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4. Thành phố hơn 10 triệu dân đã phải thực hiện giãn cách nghiêm ngặt 3 tháng. Dịch bệnh đã gây thiệt hại vô cùng lớn về người và tài sản. Nhưng “lửa thử vàng, gian nan thử sức”, trong khó khăn càng ngời sáng ý chí quyết tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân thành phố, trong đó có công chức, người lao động của Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh.

Vào thời điểm đối mặt với những nguy hiểm nhất, công chức, người lao động Quản lý thị trường thành phố mang tên Bác vẫn nỗ lực vượt khó, hoàn thành “mục tiêu kép”; vừa thực hiện tốt chuyên môn nghiệp vụ; vừa tổ chức các hoạt động thiện nguyện, chung tay hỗ trợ chính quyền, cơ quan chức năng và người dân vượt qua khó khăn trong đại dịch. Từ đây, hình ảnh công chức Quản lý thị trường thành phố trong bộ quần áo bảo hộ, lăn lộn dưới địa bàn được chính những người trong cuộc ghi lại gửi về Ban tổ chức để tham gia dự thi. Tuy chất lượng hình ảnh chưa cao, những bài viết chưa sâu, lắng đọng (do người chụp, người viết đều là nghiệp dư, không chuyên) nhưng đó thực sự là những khoảnh khắc, những hình ảnh xúc động, đắt giá mang thông điệp nhân văn sâu sắc, chạm đến trái tim của người đọc.

Lấy cảm hứng từ Hệ thống xử lý vi phạm hành chính (gọi tắt là INS) của Tổng cục Quản lý thị trường, tác giả Hoàng Phương Anh - Đội Quản lý thị trường số 13, Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã sáng tác riêng một bài thơ về Hệ thống INS. Biến lĩnh vực công nghệ thông tin khô khan, khó nhắn thành một người bạn, thân thiết, gần gũi, hỗ trợ rất nhiều trong việc thực thi công vụ.

Ông Ngô Khánh An - công chức phụ trách mảng công nghệ thông tin của Tổng cục Quản lý thị trường - người thường xuyên hỗ trợ Cục Quản lý thị trường các địa phương trong quá trình triển khai Hệ thống INS xúc động: “Thật bất ngờ khi lĩnh vực mình phụ trách lại được tôn vinh như vậy. Bài thơ đã mô tả đầy đủ quá trình, thao tác của người kiểm soát viên thị trường trên Hệ thống INS. Từ bỡ ngỡ, rắc rối đến chán nản rồi bắt đầu học hỏi, làm quen, cặm cụi... và cũng đến lúc thành thạo, dễ dàng...”.

Có thể nói, “Dấu ấn Quản lý thị trường” là Cuộc thi hội tụ nhiều nhất các thể loại dự thi, tác giả tham gia dự thi cũng đông đảo và rộng rãi, chính họ đã lan tỏa và tạo nên thành cho Cuộc thi.

Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh chia sẻ: Đây là lần đầu tiên sau 65 năm xây dựng và phát triển lực lượng, Tổng cục Quản lý thị trường mới tổ chức một Cuộc thi viết với quy mô rộng, mở. Dù là lần đầu tiên tổ chức, nhưng do sự chủ động với nhiều biện pháp, cách làm sáng tạo, Cuộc thi đã thu hút nhiều Cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố tham gia, hưởng ứng; cùng với đó, là các tác giả đến từ các cơ quan báo chí, các độc giả biết đến Cuộc thi. Cuộc thi đã thành công ngoài mong đợi.

Ban Tổ chức trao hoa và Giấy chứng nhận cho Nhóm tác giả có tác phẩm đạt Giải Đặc biệt ngoài lực lượng QLTT
Ban Tổ chức trao hoa và Giấy chứng nhận cho Nhóm tác giả có tác phẩm đạt Giải Đặc biệt ngoài lực lượng Quản lý thị trường

Phóng viên Thu Trang - đại diện Nhóm tác giả của Báo Công Thương đoạt giải Đặc biệt trong phần thi ngoài lực lượng với tác phẩm “Nhức nhối nạn hàng giả trên môi trường thương mại điện tử” chia sẻ: Cuộc thi là sân chơi rất thiết thực và ý nghĩa đối với các phóng viên báo chí theo dõi ngành Công Thương nói chung và lực lượng Quản lý thị trường nói riêng. "Từ khi công tác tại Báo Công Thương, tôi và đồng nghiệp đã có nhiều bài, tuyến bài viết về các hoạt động, lĩnh vực của ngành, trong đó có nhiều bài viết thuộc thể loại phản ánh, phóng sự, chân dung viết về lực lượng Quản lý thị trường".

Đặc biệt, gần 4 năm đổi mới mô hình, hoạt động theo ngành dọc, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp với người dân, doanh nghiệp khi phát hiện, triệt phá thành công nhiều vụ sản xuất, kinh doanh hàng giả, háng nhái, hàng lậu, hàng gian lận thương mại, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ lớn chưa từng có. "Tôi mong rằng, thông qua Cuộc thi viết “Dấu ấn Quản lý thị trường”, người tiêu dùng, doanh nghiệp sẽ hiểu rõ, hiểu đầy đủ về vai trò, trách nhiệm của lực lượng Quản lý thị trường; từ đó, nâng cao nhận thức tiêu dùng, nói không với việc sử dụng, sản xuất, kinh doanh hàng hóa vi phạm, từ đó, bảo vệ thị trường lành mạnh” - phóng viên Thu Trang chia sẻ.

Ban tổ chức Cuộc thi viết “Dấu ấn Quản lý thị trường” đã trao tổng cộng 37 giải thưởng. Trong đó, 14 giải trong lực lượng và 23 giải ở ngoài lực lượng. Báo Công Thương vinh dự đoạt giải Đặc biệt cho tác phẩm “Nhức nhối nạn hàng giả trên môi trường thương mại điện tử” và 1 giải Khuyến khích với chùm bài "Quản lý thị trường: Phát huy hiệu quả mô hình ngành dọc" ở giải ngoài lực lượng.

Một số hình ảnh trao giải Cuộc thi viết “Dấu ấn Quản lý thị trường”

Đại diện Ban Giám khảo - ông Nguyễn Văn Minh trao hoa và Giấy chứng nhận cho các tác giả có tác phẩm đạt Giải Khuyến khích trong lực lượng QLTT
Đại diện Ban Giám khảo - ông Nguyễn Văn Minh trao hoa và Giấy chứng nhận cho các tác giả có tác phẩm đoạt Giải Khuyến khích trong lực lượng Quản lý thị trường
Báo Công Thương đoạt giải Đặc biệt Cuộc thi viết “Dấu ấn Quản lý thị trường”
Đại diện Ban Giám khảo - bà Nguyễn Thị Lâm Giang - Chánh Văn phòng Bộ Công Thương trao hoa và Giấy chứng nhận cho các tác giả có tác phẩm đạt Giải C trong lực lượng QLTT
Đại diện Ban Giám khảo - bà Nguyễn Thị Lâm Giang - Chánh Văn phòng Bộ Công Thương trao hoa và Giấy chứng nhận cho các tác giả có tác phẩm Giải C trong lực lượng Quản lý thị trường
Đại diện Ban tổ chức - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT Chu Thị Thu Hương trao hoa và Giấy chứng nhận cho các tác giả có tác phẩm đạt Giải B trong lực lượng QLTT
Đại diện Ban tổ chức - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Chu Thị Thu Hương trao hoa và Giấy chứng nhận cho các tác giả có tác phẩm đoạt Giải B trong lực lượng Quản lý thị trường
Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh trao hoa và Giấy chứng nhận cho các tác giả có tác phẩm đạt Giải A ngoài lực lượng QLTT
Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh trao hoa và Giấy chứng nhận cho các tác giả có tác phẩm Giải A ngoài lực lượng Quản lý thị trường
Ban Tổ chức trao hoa và Giấy chứng nhận cho các tác giả có tác phẩm đạt Giải B ngoài lực lượng QLTT
Ban Tổ chức trao hoa và Giấy chứng nhận cho các tác giả có tác phẩm Giải B ngoài lực lượng Quản lý thị trường
Ban tổ chức trao hoa và Giấy chứng nhận cho các tác giả có tác phẩm đạt Giải C ngoài lực lượng QLTT
Ban tổ chức trao hoa và Giấy chứng nhận cho các tác giả có tác phẩm Giải C ngoài lực lượng Quản lý thị trường
Ban tổ chức Cuộc thi viết “Dấu ấn Quản lý thị trường” đã trao tổng cộng 37 giải thưởng. Trong đó, 14 giải trong lực lượng và 23 giải ở ngoài lực lượng. Báo Công Thương vinh dự đoạt giải Đặc biệt cho tác phẩm “Nhức nhối nạn hàng giả trên môi trường thương mại điện tử” và 1 giải Khuyến khích với chùm bài "Quản lý thị trường: Phát huy hiệu quả mô hình ngành dọc" ở giải ngoài lực lượng.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết