• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tiến độ cao tốc Dầu Giây - Liên Khương qua Đồng Nai - Lâm Đồng giờ ra sao?

Đồng Nai - Dự án đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương có tổng chiều dài hơn 200 km đi qua địa bàn 2 tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng. Với phân đoạn Dầu Giây - Tân Phú đi qua địa phận tỉnh Đồng Nai, tiến độ giải phóng mặt bằng, tái định cư... đang được đẩy nhanh để phấn đấu khởi công vào năm 2023.

Tiến độ cao tốc Dầu Giây - Liên Khương qua Đồng Nai - Lâm Đồng giờ ra sao?

Nút giao Dầu Giây đoạn qua tỉnh Đồng Nai. Ảnh: Hà Anh Chiến

Theo phương án đầu tư, dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương được chia thành 3 dự án thành phần gồm: Dầu Giây - Tân Phú; Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương. Trong đó có 2 đoạn cao tốc gồm: Dầu Giây - Tân Phú và Tân Phú - Bảo Lộc đi qua địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú là phân đoạn đầu của tuyến đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương nằm toàn bộ trên địa bàn Đồng Nai.

Tháng 9.2022, Chính phủ đã có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú giai đoạn 1 theo phương thức PPP.

Đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú giai đoạn 1 sẽ được đầu tư xây dựng với tổng chiều dài hơn 60km theo tiêu chuẩn đường cao tốc, vận tốc thiết kế 100km/giờ. Về tổng mức đầu tư, sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án hơn 8.300 tỉ đồng. Trong đó, phần vốn nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chịu trách nhiệm thu xếp hơn 7.000 tỉ đồng; phần vốn nhà nước tham gia trong dự án khoảng 1.300 tỉ đồng.

Thời gian thu phí hoàn vốn sơ bộ khoảng 21 năm (20 năm 3 tháng).

Theo quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư của Chính phủ, dự án đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú giai đoạn 1 dự kiến có thời gian chuẩn bị đầu tư và thực hiện từ năm 2021-2025.

Đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú được đầu tư xây dựng với mục tiêu đáp ứng nhu cầu vận tải, giảm tải và đảm bảo an toàn giao thông trên quốc lộ 20. Hoàn thành và đưa vào khai thác đồng bộ các tuyến đường bộ cao tốc có năng lực lớn, an toàn giao thông và tốc độ cao trên hành lang vận tải TPHCM - Dầu Giây - Liên Khương nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Đồng Nai nói riêng và vùng Đông Nam bộ nói chung. Đồng thời, tạo động lực liên kết, thúc đẩy hợp tác và phát triển vùng Đông Nam bộ với đồng bằng sông Cửu Long, khu vực Tây nguyên và Nam Trung bộ.

Về thời gian, dự án dự kiến được chuẩn bị đầu tư và thực hiện từ năm 2021-2025, trong đó, các cơ quan chức năng sẽ cố gắng khởi công dự án trong năm 2023.

Đối với tỉnh Đồng Nai, do 2 đoạn cao tốc Dầu Giây - Tân Phú và Tân Phú - Bảo Lộc có diện tích rừng các loại cần chuyển đổi mục đích sử dụng là gần 40 ha, nên hiện nay các cơ quan chức năng đang nỗ lực triển khai hoàn thiện các thủ tục, nhất là việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng để phục vụ triển khai các dự án thành phần của tuyến đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương.

Ngoài ra, Ban Quản lý dự án Thăng Long đã có văn bản báo cáo Bộ Giao thông Vận tải kết quả khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư, bên cho vay đối với dự án đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú giai đoạn 1. Theo đó, Ban Quản lý dự án Thăng Long đã nhận hồ sơ quan tâm của 3 nhà đầu tư trong và ngoài nước.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...