• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Trực tiếp 29/11: Tọa đàm “Giải bài toán đầu tư công: Gỡ nút thắt từ cơ chế, chính sách”

Công tác giải ngân vốn đầu tư công mặc dù có những tăng trưởng trong vài tháng trở lại đây nhưng nhìn chung vẫn chưa được như kỳ vọng.

Ước đến cuối tháng 10/2023, giải ngân vốn đầu tư công là trên 401.860 tỷ đồng, đạt 56,74% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, cao hơn 5,5 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2022 (51,34%). Những yếu tố được xem là nút thắt lớn nhất tác động đến công tác đầu tư công đã được chỉ ra: Thể chế pháp luật chưa đồng bộ giữa Luật Đầu tư công với Luật Ngân sách nhà nước cũng như các pháp luật chuyên ngành; pháp luật hiện hành chưa bao phủ hết hoạt động đầu tư; quy trình, trình tự, thủ tục còn chồng chéo, phức tạp, công tác quy hoạch, đấu giá đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất còn nhiều vướng mắc, bất cập, các cấp, các ngành chưa thực sự tích cực; vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu chưa được đề cao, đâu đó vẫn còn tâm lý né tránh, năng lực một số chủ đầu tư, nhà thầu không đáp ứng được yêu cầu... 

Trong nhiều phiên họp thường kỳ của Chính phủ đã đề cập đến những nút thắt trong công tác giải ngân vốn đầu tư công. Tháng 8/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 749/CĐ-TTg yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2023. Ngày 27/11/2023, Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến của Thường trực Chính phủ với các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương về kiểm điểm, đánh giá tình hình, đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023. Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương triển khai thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về đôn đốc phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công (Chỉ thị số 08, Công điện số 749…); tăng cường kiểm tra, giám sát; quyết tâm giải ngân ít nhất 95% kế hoạch được giao năm 2023. 

Với bối cảnh khó khăn của nền kinh tế thế giới ảnh hưởng tiêu cực tới các yếu tố cấu thành tăng trưởng GDP trong nước như tiêu dùng, đầu tư tư nhân, xuất khẩu ròng thì đầu tư công đang được xác định là một trong những trụ cột, động lực thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế, đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng của năm 2023 và các năm tiếp theo. Vì thế, gỡ những vướng mắc để thúc đẩy công tác đầu tư công được xem là nhiệm vụ cấp thiết phục vụ cho tăng trưởng. Để làm rõ hơn về nội dung này, Báo Công Thương tổ chức chương trình Chính sách và Đối thoại với chủ đề: Giải bài toán đầu tư công: Gỡ nút thắt từ cơ chế, chính sách Chương trình có sự tham gia của các diễn giả và các vị khách mời: - Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - Ông Dương Bá Đức , Vụ trưởng Vụ Đầu tư - Bộ Tài chính - PGS.TS. Trần Đình Thiên - Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam,Công tác giải ngân vốn đầu tư công mặc dù có những tăng trưởng trong vài tháng trở lại đây nhưng nhìn chung vẫn chưa được như kỳ vọng.

Ước đến cuối tháng 10/2023, giải ngân vốn đầu tư công là trên 401.860 tỷ đồng, đạt 56,74% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, cao hơn 5,5 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2022 (51,34%).

Những yếu tố được xem là nút thắt lớn nhất tác động đến công tác đầu tư công đã được chỉ ra: Thể chế pháp luật chưa đồng bộ giữa Luật Đầu tư công với Luật Ngân sách nhà nước cũng như các pháp luật chuyên ngành; pháp luật hiện hành chưa bao phủ hết hoạt động đầu tư; quy trình, trình tự, thủ tục còn chồng chéo, phức tạp, công tác quy hoạch, đấu giá đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất còn nhiều vướng mắc, bất cập, các cấp, các ngành chưa thực sự tích cực; vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu chưa được đề cao, đâu đó vẫn còn tâm lý né tránh, năng lực một số chủ đầu tư, nhà thầu không đáp ứng được yêu cầu...

Trong nhiều phiên họp thường kỳ của Chính phủ đã đề cập đến những nút thắt trong công tác giải ngân vốn đầu tư công. Tháng 8/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 749/CĐ-TTg yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2023.

Ngày 27/11/2023, Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến của Thường trực Chính phủ với các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương về kiểm điểm, đánh giá tình hình, đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023. Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương triển khai thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về đôn đốc phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công (Chỉ thị số 08, Công điện số 749…); tăng cường kiểm tra, giám sát; quyết tâm giải ngân ít nhất 95% kế hoạch được giao năm 2023.

Với bối cảnh khó khăn của nền kinh tế thế giới ảnh hưởng tiêu cực tới các yếu tố cấu thành tăng trưởng GDP trong nước như tiêu dùng, đầu tư tư nhân, xuất khẩu ròng thì đầu tư công đang được xác định là một trong những trụ cột, động lực thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế, đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng của năm 2023 và các năm tiếp theo. Vì thế, gỡ những vướng mắc để thúc đẩy công tác đầu tư công được xem là nhiệm vụ cấp thiết phục vụ cho tăng trưởng.

Để làm rõ hơn về nội dung này, Báo Công Thương tổ chức chương trình Chính sách và Đối thoại với chủ đề: Giải bài toán đầu tư công: Gỡ nút thắt từ cơ chế, chính sách

Chương trình có sự tham gia của các diễn giả và các vị khách mời:

- Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội

- Ông Dương Bá Đức , Vụ trưởng Vụ Đầu tư - Bộ Tài chính

- PGS.TS. Trần Đình Thiên - Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam,


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết